VẤN ĐỀ LOẠI TRỪ CÔNG ƯỚC VIÊN VỚI TƯ CÁCH LUẬT ÁP DỤNG RA KHỎI HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ: GÓC NHÌN SO SÁNH TỪ HOA KỲ VÀ TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

0
107

Phạm Hoàng Thục Đoan, Lê Diệu Anh, Nguyễn Phương Nhã Đoan, Dư Thoại Ngọc
Sinh viên K59 – CLC6 Kinh tế đối ngoại
Trường Đại học Ngoại thương Cơ sở II, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Trần Thanh Tâm
Giảng viên Cơ sở II
Trường Đại học Ngoại thương Cơ sở II, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Tóm tắt
Công ước Viên ra đời giúp giải quyết sự khác biệt về pháp luật các quốc gia trong tranh chấp liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa, hướng đến sự minh bạch và công bằng. Dù vậy, trên thực tế vẫn có trường hợp các bên muốn loại trừ CISG nhờ vào tính linh hoạt ở Điều 6 cho phép loại trừ CISG. Tuy nhiên, điều khoản này không cung cấp bất kỳ hướng dẫn nào để việc loại trừ hợp lệ, gây ra sự nhầm lẫn trong việc hiểu và áp dụng Điều 6, dẫn đến kết quả không mong muốn. Đặc biệt, trong tố tụng khi việc loại trừ trở nên mơ hồ, nhiều tòa án đã lợi dụng khoảng hở này để loại trừ dù một số điều kiện không thỏa mãn theo Điều 6. Hành vi này được xem là vi phạm nguyên tắc chung của tư pháp quốc tế. Hiểu được điều này, nghiên cứu được thực hiện nhằm giúp cung cấp cơ sở pháp lý loại trừ CISG trong tố tụng, so sánh thực tiễn áp dụng tại Mỹ và Trung Quốc – hai đại diện cho dân luật và thông luật để rút ra bài học cho doanh nghiệp Việt Nam, giúp họ bảo vệ quyền lợi của mình. Bài nghiên cứu áp dụng các phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu, case study, luật học so sánh nhằm đưa ra tương quan giữa các hệ thống luật khi tranh chấp về loại trừ CISG xảy ra ở tòa án Mĩ và Trung Quốc
Từ khóa: Điều 6 CISG, điều khoản chọn luật, loại trừ CISG, hành vi không tranh luận, xu hướng homeward.

Abstract
The Vienna Convention was established to help resolve differences in national laws in disputes related to sales contracts, aiming for transparency and fairness. However, in practice there are still cases where parties want to exclude the CISG based on the flexibility in Article 6 that allows CISG exclusion. However, this article does not provide any guidance for valid exclusions, causing confusion in the understanding and application of it, leading to undesirable results. During legal proceedings when exclusion becomes ambiguous, many courts have taken advantage of this loophole to exclude despite unsatisfied requirements. This act is considered a violation of general principles of international justice. Understanding this issue, research was conducted to provide a legal basis for excluding CISG during legal proceedings, comparing practice in the US and China – two representatives of civil law and common law to draw lessons for Vietnamese enterprises to protect their rights. The research applies methods of analyzing and synthesizing documents, case study method, comparative law.
Keywords: article 6 CISG, CISG exclusion, choice-of-law clause, homeward trend, non-plead based on CISG

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments