CÁC QUY ĐỊNH VỀ SPS – KIỂM DỊCH ĐỘNG THỰC VẬT NHẬT BẢN ĐỐI VỚI MẶT HÀNG VẢI XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

0
2118

Hán Thị Quỳnh Hương, Nguyễn Thị Ngân Khanh
Sinh viên K59 CLC Kinh tế – Viện Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Trần Minh Hoàng
Sinh viên K58 CLC Kinh doanh quốc tế – Viện Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Lê Trâm Anh, Phạm Hoàng Giang
Sinh viên K59 CLC Logistic – Viện Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Vũ Huyền Phương
Giảng viên Viện Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Tóm tắt

Nhật Bản là thị trường tiềm năng để Việt Nam xuất khẩu Vải thiều. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những thị trường khó tiếp cận nhất, đặc biệt khi hiện nay Nhật Bản gia tăng sự quan tâm tới các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm đối với nông sản nhập khẩu. Nghiên cứu này tìm hiểu ảnh hưởng của các biện pháp Vệ sinh và Kiểm dịch động thực vật (SPS) đến hoạt động xuất khẩu vải thiều của Việt Nam. Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, nghiên cứu của chúng tôi đã đưa ra kết quả cho thấy, mặc dù các biện pháp SPS của Nhật Bản có một số hạn chế đối với xuất khẩu vải thiều của Việt Nam, nhưng nhìn chung, các biện pháp SPS giúp thúc đẩy sản xuất nông nghiệp Việt Nam và khuyến khích xuất khẩu vải thiều của Việt Nam. Nghiên cứu của chúng tôi nhấn mạnh vai trò quan trọng của việc áp dụng các biện pháp SPS trong sản xuất và xuất khẩu vải thiều nhằm giảm bớt các rào cản thương mại đối với Nhật Bản. Kết quả cũng cho thấy người nông dân, doanh nghiệp và chính phủ Việt Nam nên áp dụng khoa học – kỹ thuật hiện đại và các tiêu chuẩn như VietGAP, GlobalGAP trong sản xuất và xuất khẩu Vải thiều. Làm như vậy, Việt Nam có thể tích cực thực hiện một số chiến lược phát triển bền vững chính như “Sản xuất tại Việt Nam” và “Công nghiệp 4.0”

Từ khóa: Vải thiều, xuất khẩu, các biện pháp Vệ sinh và Kiểm dịch động thực vật (SPS)

Abstract

As one of the most challenging markets to enter, Japan has increasing concerns about the impact of food safety standards on agricultural trade.  However, Japan is a potential market for Vietnam to export Lychee. This paper explores how Sanitary and Phytosanitary (SPS) measures affect Vietnam’s Lychee exports. Using the case study research method to determine their impact, our study displayed a range of findings. The results show that, although Japanese SPS measures have some drawbacks on Vietnam’s Lychee exports, in overall, these SPS measures promote Vietnamese agricultural production and encourage Vietnamese Lychee exports. Our research highlights the important role the SPS measures have played to reduce the trade barriers to Japan. The findings also suggest that Vietnamese farmers, businesses and government should implement the SPS measures in producing and exporting Lychee. In doing so, the Vietnamese government is able to actively pursue some of its key sustainable development strategies such as “Made in Vietnam” and “Industrial 4.0”

Keyword: Lychee; Export; Sanitary and Phytosanitary measures.

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments