CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ HIỂU BIẾT TÀI CHÍNH CỦA NGƯỜI TRẺ TẠI VIỆT NAM

0
2723

Nguyễn Thị Ngân Hà
Sinh viên K55 Ngân hàng và Tài chính Quốc tế – Khoa Tài chính ngân hàng
Trường Đại học Ngoại Thương, Hà Nội, Việt Nam

Nguyễn Đỗ Quyên
Giảng viên bộ môn Tài chính doanh nghiệp – Khoa Tài chính ngân hàng
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Abstract

The study aims at discovering financial literacy level of young adults in Vietnam and its determinants (including demographic characteristics, personal factors, and social influences). The primary data was collected using a survey, including financial literacy questions based on Lusardi and Michell’s study. There are 401 respondents taking part in this study, they are young Vietnamese adults, aged from 18 to 25; currently studying or graduated less than 3 years from universities. Two important findings emerge from this study. First, financial literacy level is low among young Vietnamese adults. Second, personal factors are found to have most connection with financial literacy, followed by social influences, and lastly is demographic characteristics. Among personal factors, financial literacy is positively linked with respondent’s cognitive ability, field of study, year of study, financial independence, and financial confidence. As for social influences, whether respondents’ family have retirement plan is confirmed to have a positive relationship with financial literacy, while family social interactions level and peers’ time preference is proved to have an inverse correlation with financial literacy level of young Vietnamese adults. Demographic factors were not confirmed by the regression model but descriptive analysis revealed a considerable gap in financial literacy level among genders and marital status.

Keywords: financial literacy, young Vietnamese adults, personal factors, social influences.

Tóm tắt

Bài nghiên cứu nhằm xác định mức độ hiểu biết tài chính của người trẻ tại Việt Nam và các nhân tố ảnh hưởng (bao gồm yếu tố nhân khẩu học, yếu tố cá nhân và các ảnh hưởng từ mối quan hệ xã hội). Dữ liệu sơ cấp được thu thập qua một khảo sát với bộ câu hỏi được xây dựng dựa trên nghiên cứu nổi tiếng của Lusardi và Michell. Sau quá trình thu thập, có 401 người tham gia khảo sát đáp ứng đủ những điều kiện sau: là người Việt Nam trẻ tuổi (từ 18 đến 25 tuổi), đang học hoặc đã tốt nghiệp đại học dưới 3 năm. Nghiên cứu đưa ra hai kết luận chính. Thứ nhất, hiểu biết tài chính của người trẻ tại Việt Nam là ở mức thấp. Thứ hai, nghiên cứu chỉ ra rằng mức độ hiểu biết tài chính chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi các yếu tố cá nhân, tiếp đó là các yếu tố xã hội và cuối cùng là yếu tố nhân khẩu học. Cụ thể, mô hình hồi quy cho thấy các yếu tố cá nhân có ảnh hưởng đáng kể là nhận thức tri thức, ngành và năm học, sự độc lập tài chính và sự tự tin tài chính. Đối với yếu tố xã hội, những người có hiểu biết tài chính cao thường đến từ những gia đình có kế hoạch hưu trí rõ ràng, trong khi đó, yếu tố tương tác xã hội của gia đình (family social interactions level) và thị hiếu theo thời gian của bạn bè (peers’ time preference) lại cho thấy mối quan hệ ngược chiều với biến phụ thuộc này. Bên cạnh đó, dù không được công nhận trong mô hình hồi quy nhưng cũng có sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm giới tính và tình trạng hôn nhân.

Từ khóa: mức độ hiểu biết tài chính, người trẻ tại Việt Nam, yếu tố cá nhân, yếu tố xã hội.

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments