KHÁC BIỆT THEO GIỚI VỀ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỚI CÔNG VIỆC TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

0
738

Nguyễn Hoàng Long, Mạc Thị Thanh Vân, Từ Lê Mai, Đoàn Thị Phương Ly
Sinh viên K59 Kinh tế quốc tế – Khoa Kinh tế quốc tế
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Doãn Thị Phương Anh
Giảng viên Khoa Kinh tế quốc tế
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Tóm tắt

Mục tiêu của nghiên cứu là xem xét sự tồn tại của khoảng cách giới trong mức độ hài lòng với công việc trong bối cảnh dịch Covid-19 cũng như khám phá những yếu tố có ảnh hưởng đến khoảng cách này giữa giới nam và giới nữ. Nhóm tác giả đã thực hiện khảo sát 240 người đang sống hoặc làm việc tại Hà Nội và đã từng làm việc tại nhà trong giai đoạn dịch Covid-19. Vận dụng mô hình Chỉ số mô tả công việc (Job Descriptive Index), các lý thuyết giải thích cho nghịch lý về sự hài lòng trong công việc theo giới và lý thuyết vai trò giới, nhóm nghiên cứu đã xem xét ba nhóm nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về mức độ hài lòng với công việc theo giới bao gồm: nhóm nhân tố nội tại, nhóm nhân tố bên ngoài và nhóm nhân tố gia đình. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp hồi quy bội tuyến tính OLS kết hợp với kiểm định sự khác biệt giá trị trung bình T-test, và mô hình cấu trúc tuyến tính SEM. Kết quả nghiên cứu không cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê nào trong mức độ hài lòng tổng thể với công việc của hai giới. Từ dữ liệu nghiên cứu chỉ có thể kết luận: lao động nam hài lòng với bản chất công việc hơn, đồng thời phải cũng trải qua xung đột giữa vai trò trong gia đình và công việc nghiêm trọng hơn các lao động nữ. Xung đột trên đồng thời cũng có ảnh hưởng tiêu cực đến mức độ hài lòng tổng thể với công việc của cả hai giới, trong khi mức lương và mối quan hệ với cấp trên chỉ có ảnh hưởng tích cực tới sự hài lòng với nam giới.

Từ khóa:  Mức độ hài lòng với công việc, khác biệt giới, nhân tố nội tại, nhân tố bên ngoài, nhân tố gia đình

Abstract

This study aims to examine the existence of a gender gap in job satisfaction in the context of the Covid-19 pandemic as well as to explore the factors affecting this gap. A survey was conducted with 240 people who are living or working in Hanoi and have worked from home during the epidemic. Using the Job Descriptive Index model, theories explaining the gender-job satisfaction paradox and gender role theory, this study considers three groups of factors affecting gender difference in the level of job satisfaction including: intrinsic factors, extrinsic factors and family-related factors. The study uses OLS multiple regression combined with the Independent Sample T-test, and Structural Equation Modeling (SEM). The results reveal that there is no statistically significant difference in the overall level of job satisfaction of the two genders during the Covid-19 pandemic. Male workers in this study report more satisfaction with job characteristics and have to suffer more work-family conflict than female fellows do. Additionally, work-family conflict has a negative effect on the overall job satisfaction of both genders; meanwhile, actual income and the relationship with supervisors only support the job satisfaction of men.

Keywords: job satisfaction, gender difference, intrinsic factors, extrinsic factors, work-family factors

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments