Phạm Hồng Hạnh, Trịnh Thúy Hà
Sinh viên K58 Luật Thương mại quốc tế
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam
Tạ Thị Ngọc Anh
Sinh viên K59 Luật Thương mại quốc tế
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam
Nguyễn Ngọc Hà
Giảng viên Khoa Luật
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt
Cùng với sự phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế, quan hệ đầu tư quốc tế giữa các quốc gia vì thế cũng gia tăng và theo đó không thể tránh khỏi những tranh chấp quốc tế, đặc biệt là các tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và Chính phủ nước tiếp nhận đầu tư. Những tranh chấp này ngày càng trở nên đa dạng về loại hình, phức tạp về tính chất và quy mô. Do đó, yêu cầu đặt ra là cần phải có cơ chế hữu hiệu để giải quyết vấn đề này, cũng như để giải quyết thực trạng quá tải của cơ quan tài phán và nhằm duy trì mối quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia. Vì vậy, tiên phong trong lĩnh vực này, Brazil đã và đang xây dựng quy định về cơ chế phòng ngừa tranh chấp trong các hiệp định đầu tư thế hệ mới của mình. Lựa chọn vấn đề “Cơ chế phòng ngừa tranh chấp trong một số hiệp định đầu tư quốc tế của Brazil và bài học cho Việt Nam”, bài viết sẽ (i) Nhận diện tổng quan về cơ chế phòng ngừa tranh chấp trong các hiệp định đầu tư quốc tế của Brazil; (ii) Đánh giá những thành tựu và hạn chế đối với Brazil khi quy định về cơ chế phòng ngừa tranh chấp trong các hiệp định đầu tư quốc tế; (iii) Đưa ra bài học kinh nghiệm trong việc quy định cơ chế phòng ngừa tranh chấp trong các hiệp định đầu tư quốc tế của Việt Nam.
Từ khoá: Cơ chế, phòng ngừa tranh chấp, hiệp định đầu tư quốc tế, Brazil.
Abstract
Along with international development and international economic integration, international investment relationships among countries also increase. However, under the direct impact of competition laws, it is inevitable that disputes are more and more complex, especially between foreign investors and the government of the investment recipient country. The problem is that there should be an effective mechanism to deal with them, as well as to deal with the overload of jurisdictions and to maintain friendly relationships between countries. Therefore, pioneering in this field, Brazil has been developing provisions on dispute prevention mechanisms in its new generation of investment agreements. Selecting the topic of “Dispute prevention mechanism in some international investment agreements of Brazil and lessons for Vietnam”, the article will (i) Identify an overview of the dispute prevention mechanism in international investment agreements of Brazil (ii) Assessment of achievements and limitations for Brazil before the dispute prevention mechanism in signed international investment agreements (iii) Provide lessons in providing for dispute prevention mechanisms in Vietnam’s international investment agreements.
Keywords: Mechanism, dispute prevention, international investment agreements, Brazil.