NGHIÊN CỨU VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC DỰA TRÊN MÔ HÌNH AMO CÁ NHÂN DÀNH CHO NHÂN VIÊN TẠI CÁC CÔNG TY VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM

0
986

Khuất Huyền Chi, Nguyễn Thu Hiền
Sinh viên K59 CLC Kinh doanh quốc tế – Kinh doanh quốc tế
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Phan Thanh Diệu Linh
Sinh viên K59 CTTT Tài chính – Ngân hàng
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Dương Thị Hoài Nhung
Giảng viên Khoa Quản trị Kinh doanh
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Tóm tắt
Dựa trên mô hình về khả năng, động cơ, cơ hội (AMO), nghiên cứu này nhằm mục đích kiểm chứng cách thức áp dụng mô hình AMO cấp độ cá nhân trong các hoạt động nhân sự tại doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam. Nghiên cứu đã triển khai phương pháp định tính và định lượng trong quá trình thiết kế khảo sát thực hiện trên 243 nhân viên tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam. Thử nghiệm Cronbach’s Alpha và EFA được thực hiện qua phần mềm SPSS 20.0. Các phát hiện chỉ ra rằng các chuyên gia quản lý nhân sự HRM đóng vai trò trọng yếu trong việc nâng cao năng lực lao động. Họ có thể thúc đẩy điều này bằng cách: (1) tuyển chọn nhân viên dựa trên năng lực của họ và (2) đào tạo nhân viên để họ trở thành những người thực hiện thành thạo các hoạt động quản lý nhân sự tại nơi làm việc. Ngoài ra, các nhà quản trị nguồn nhân lực cần cung cấp cho nhân viên những chính sách và thủ tục rõ ràng và đầy đủ. Các chính sách không nên ràng buộc quyền hạn của người lao động và gò bó để người lao động có không gian để thích nghi và được trao quyền xử lý những tình huống khác nhau.
Từ khóa: Hoạt động Nhân sự, mô hình AMO cá nhân, người lao động, SMEs, Việt Nam

Abstract
According to a dynamic model of ability, motivation, and opportunity (AMO) for human resource research, this study has the goal of determining if SMEs in Vietnam use individual-level AMO for human activities. A survey design is employed with data collected from 243 employees working in Vietnam’s SMEs. Qualitative and quantitative methods are deployed in the study. The Cronbach alpha and EFA tests are used in SPSS 20.0 software. This study finds individual AMO dimensions include Ability, Motivation, and Opportunities practices in SMEs with ten items. The findings indicate that HRM professionals should be of significance in facilitating the competencies that employees need to perform HRM practices. They can improve these by (1) having employee selection following their capabilities; as well as (2) getting employee training sessions to become effective performers of human resource management operations in the workplace. It is explicitly an assisting tool if human resources managers provide employees with fair and appropriate policies and procedures. These policies and procedures should avoid overly restricting employees’ discretionary powers to adapt them to individual situations spontaneously.
Keywords: HR practices, individual AMO framework, employees, SMEs.

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments