YẾU TỐ THÚC ĐẨY LỰA CHỌN SỬ DỤNG DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH TỰ ĐỘNG (ROBO-ADVISORY SERVICE) TRONG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN CỦA SINH VIÊN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

0
1791

Đoàn Khánh Linh , Phùng Thu Giang, Nguyễn Hoàng Hà, Nguyễn Kỳ Duyên, Vũ Song Hà
Sinh viên K60 CTTT Quản trị Kinh doanh – Khoa Quản trị Kinh doanh
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Nguyễn Thúy Anh
Giảng viên Khoa Quản trị Kinh doanh
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Tóm tắt
Trong thời đại số ngày nay, dịch vụ tư vấn tài chính tự động đang ngày càng trở nên phổ biến đối với các nhà đầu tư bởi quy trình thuận tiện hơn hay hiệu quả chi phí. Tại Việt Nam, dịch vụ này được giới thiệu từ năm 2017 thông qua các nền tảng như Smart Robot, SmartOne của CTCK VPS; TCWealth của TCBS và VNSC by Finhay. Bài nghiên cứu này hướng tới xác định các yếu tố giúp doanh nghiệp Việt Nam xây dựng niềm tin, thu hút khách hàng và giúp dịch vụ tư vấn tài chính tự động tại Việt Nam cải thiện và phát triển tốt hơn qua việc khảo sát sinh viên đại học tại Hà Nội. Mô hình nghiên cứu đề xuất sáu biến phụ thuộc: Kỳ vọng hiệu suất, Kỳ vọng nỗ lực, Ảnh hưởng xã hội, Điều kiện thuận lợi, Xu hướng tin cậy, Nhận thức về kiến thức tài chính; và một biến độc lập: Ý định sử dụng dịch vụ tư vấn tài chính tự động. 231 trên 242 câu trả lời được thu thập có thể sử dụng được, dữ liệu này sau đó được sử dụng để đánh giá mô hình cấu trúc và kiểm chứng các giả thuyết. Kết quả cho thấy đối với sinh viên đại học tại Hà Nội, ảnh hưởng xã hội, xu hướng niềm tin và nhận thức về kiến thức tài chính có tác động đến ý định sử dụng dịch vụ tư vấn tài chính tự động trong quản lý tài sản của họ. Việc các yếu tố khác không đóng vai trò nổi bật trong việc thúc đẩy hành vi này có thể do ảnh hưởng của nền tảng văn hóa giáo dục của các đối tượng được khảo sát.
Từ khóa: Dịch vụ tư vấn tài chính tự động, quản lý tài sản, công nghệ tài chính.

Abstract
In this digital age, financial robo-advisors are becoming increasingly popular among investors for their convenient processes or cost-effectiveness. This service has been introduced to the Vietnamese market since 2017 via such platforms as Smart Robot, SmartOne of VPS Joint Stock Company, TCWealth by TCBS or VNSC by Finhay. This research project aims to discern the factors that help Vietnamese businesses build trust, attract customers, and help robo-advisory services in Vietnam improve for the better in general by examining undergraduates in Hanoi in particular. The research model proposes six dependent variables: Performance expectancy, Effort expectancy, Social influence, Facilitating conditions, Trust propensity, Perceived financial knowledge; and one independent variable: Intention to adopt financial robo‐advisors. 231 out of 242 responses collected were usable data, which was then used to assess the structural model and test the hypotheses. Results show that Social influence, Trust propensity and Perceived financial knowledge have a significant impact on their intention to adopt robo-advisory services in wealth management. The fact that other proposed factors do not play a role as prominent in motivating the behavior might be attributable to the background of the targeted subjects.
Keywords: Robo-advisor, wealth management, financial technology.

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments