Phạm Yến Linh, Nguyễn Thị Tường Vi
Sinh viên K61 chuyên ngành Kinh tế đối ngoại, Viện Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
Trường Đại học Ngoại thương Cơ sở II – TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
Lý Ngọc Yến Nhi
Giảng viên Bộ môn Khoa học Cơ bản
Trường Đại học Ngoại thương Cơ sở II – TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
Giang Thị Trúc Mai
Giảng viên Bộ môn Khoa học Cơ bản
Trường Đại học Ngoại thương Cơ sở II – TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tóm tắt
Khai vấn tâm lý là một trong những phương pháp quản lý nguồn nhân lực đang phát triển trên toàn thế giới, mang lại những lợi ích như cải thiện động lực, phát triển kỹ năng và sự hài lòng trong công việc cũng như nâng cao những kỹ năng lãnh đạo. Tuy nhiên, việc ứng dụng phương pháp này còn phụ thuộc vào các yếu tố văn hóa riêng biệt của các quốc gia. Việt Nam, một quốc gia đề cao mối liên kết các các nhân với nhau, lòng trung thành; là môi trường phù hợp để phát triển phương pháp khai vấn lãnh đạo. Nhưng cùng với đó, tâm lý người Việt Nam cũng đề cao sự quan trọng về thứ bậc, quyền hạn và hiện tượng thể hiện. Vì vậy để vượt qua những rào cản này và thành công áp dụng được khai vấn lãnh đạo, ta cần có một cách tiếp cận mới. Các tổ chức nên ưu tiên sự đa dạng những phương pháp đào tạo và đánh giá những phương pháp hiện có khác, để khai thác tối đa tiềm năng của khai vấn lãnh đạo trong bối cảnh nền kinh tế đang phát triển của Việt Nam.
Từ khóa: khai vấn, khai vấn lãnh đạo, văn hóa, văn hóa tập thể
Abstract
Managerial Coaching, a growing trend of leadership development worldwide, yields benefits such as improved motivation, skill development, and job satisfaction, as well as enhanced leadership qualities. However, its application varies across cultures, requiring examination. This article focuses on Managerial Coaching in Vietnam within the broader Asian context, exploring its cultural aspects. In Vietnam, a collectivist culture emphasizing interpersonal bonds and loyalty provides fertile ground for coaching, but cultural barriers rooted in hierarchy, authority, and a tendency for saving face demand appropriate approaches. Organizations are advised to prioritize cultural sensitivity training, flexible coaching strategies, and ongoing program evaluation to harness the full potential of managerial coaching in Vietnam’s evolving economic landscape.
Keywords: coaching, managerial coaching, culture, collectivism culture