Nguyễn Hà Phương , Nguyễn Thu Phương
Sinh viên K59 Kinh tế đối ngoại – Khoa Kinh doanh và Thương mại quốc tế
Trường Đại học Ngoại thương, Cơ sở II tại TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
Trần Thị Bích Nhung
Giảng viên Bộ môn Quản trị kinh doanh & Tài chính Kế toán
Trường Đại học Ngoại thương, Cơ sở II tại TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
Nguyễn Thị Phương Linh
Giảng viên Bộ môn Quản trị kinh doanh & Tài chính Kế toán
Trường Đại học Ngoại thương, Cơ sở II tại TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tóm tắt
Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP), được xem là hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới, có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 01/01/2022 và được kỳ vọng sẽ tối ưu hóa lợi ích chung cho tất cả quốc gia thành viên. Bài viết này nhằm đánh giá tác động tiềm tàng của Hiệp định RCEP đối với xuất khẩu sản phẩm dệt may của Việt Nam sang thị trường RCEP dưới ảnh hưởng của việc cắt giảm thuế quan bằng phần mềm WITS do Ngân hàng Thế giới phát triển. Trái ngược với các kịch bản tích cực dự kiến, kết quả mô phỏng cho thấy một “bức tranh đen tối” rằng xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang các nước RCEP sẽ thiệt hại hơn 839 triệu USD khi việc cắt giảm thuế được thực hiện đầy đủ sau khoảng 20 năm kể từ năm 2022. Việt Nam chỉ đạt được hiệu ứng tạo lập thương mại với chỉ riêng Malaysia. Theo đó, nghiên cứu cũng cho thấy hiệu ứng chuyển hướng thương mại sẽ lấn át hiệu ứng tạo lập thương mại. Dựa trên kết quả của SMART, các hàm ý và khuyến nghị được đưa ra. Do những hạn chế thực tế, bài viết này không thể cung cấp tổng quan toàn diện về tất cả các yếu tố liên quan.
Từ khóa: Xuất khẩu, tác động, RCEP, dệt may, Việt Nam.
Abstract
The Regional Comprehensive Economic Partnership Agreement (RCEP), currently considered the largest Free Trade Agreement in the world, has entered into force in Vietnam since January 1st, 2022 and is expected to optimize mutual benefits for all member countries. This paper attempts to assess the potential impacts of the RCEP on the Vietnamese exportation of textile products to the RCEP market under the influence of the tariff reduction roadmap. Projected effects, including Trade Creation and Trade Diversion, are simulated by the WITS software developed by the World Bank. Contrary to the expected positive scenarios, the simulation results show a ‘dark picture’ that Vietnam’s textile exports to RCEP countries witness a loss of more than 839 million USD when the tariff reduction is fully performed after around 20 years from 2022. It is solely Malaysia that Vietnam has gained the value of the Trade Creation Effect. Accordingly, the research also shows that the trade diversion effect is expected to be greater than the trade creation effect. Based on the results calculated by SMART, implications and recommendations are given. Due to practical constraints, this paper cannot provide a comprehensive overview of all factors involved.
Keywords: Export, impact, RCEP, textiles, Vietnam.