TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ SỐ ĐẾN GIẢM PHÁT THẢI CARBON Ở CÁC NƯỚC CHÂU Á VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM

0
1580

Bùi Thu Trang , Nguyễn Thị Huyền Trang, Bùi Trung Đức
Sinh viên K60 Viện Kinh tế và Kinh Doanh quốc tế
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội

Cầm Nguyễn Minh Ánh, Nguyễn Tuấn Dũng, Đào Tùng Anh, Trần Hải Diệu Linh
Sinh viên K59 Viện Kinh tế và Kinh Doanh quốc tế
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội

Nguyễn Tường Duy
Sinh viên K59 Khoa Kinh tế quốc tế
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội

Nguyễn Khánh Linh, Nguyễn Phương Linh
Sinh viên K61 Khoa Tài chính ngân hàng
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội

Mai Nguyên Ngọc, Phạm Hương Giang
Giảng viên Khoa Kinh tế quốc tế
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội

Tóm tắt
Trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp, lượng khí thải CO2 tăng lên một cách nhanh chóng thông qua các hoạt động kinh tế mới, trong đó có tác động của nền kinh tế số đến việc giảm phát thải carbon ở các nước châu Á. Nghiên cứu này sử dụng mô hình tác động cố định với dữ liệu được trích xuất từ World Bank, UNCTAD và EDGAR từ năm 2010 đến năm 2022, tập trung vào việc sử dụng ba giả thuyết để tìm hiểu về mối quan hệ giữa nền kinh tế số và lượng khí thải carbon. Trong đó, ở giai đoạn đầu tiên của quá trình số hóa, lượng khí thải carbon tăng lên và đạt đỉnh, sau đó giảm xuống khi các hoạt động số hóa tiếp tục diễn ra. Ngoài ra, hai trong số những nguyên nhân làm tăng lượng khí thải carbon do nền kinh tế số là quá trình công nghiệp hóa kém hiệu quả và đô thị hóa ồ ạt. Do đó, dựa trên tình hình hiện tại của Việt Nam, chúng tôi đề xuất một số chính sách như thực hiện mô hình thành phố phát thải carbon thấp, cải thiện quy hoạch cơ sở hạ tầng và thúc đẩy lối sống xanh để đạt được mục tiêu hợp tác bảo vệ môi trường toàn cầu.
Từ khóa: kinh tế số; giảm phát thải carbon; châu Á; gợi ý chính sách cho Việt Nam

Abstract
The emissions of carbon dioxide rapidly increase as a result of human activities in the context of the Industrial Revolution. As a new economic model, the impact of the digital economy on carbon emission reduction in Asian countries is worth investigating. The research paper introduced the digital economy into the Fixed-effect model with the data used extracted from the World Bank, UNCTAD, and EDGAR spanning a 13-year period from 2010 to 2022. Our finding has primarily focused on formulating three specific hypotheses to explore the complex relationship between the digital economy and carbon emissions. It indicates that at the first stage of digitalization, carbon emissions increase and peak at the top of the curve before decreasing. In addition, two of the reasons for increasing carbon emissions due to the digital economy are ineffective industrialization and massive urbanization. Therefore, based on Vietnam’s current situation, there are some policy implications for the Vietnam government, such as implementing a low-carbon cities model, improving infrastructure planning, and promoting green lifestyles to achieve the goal of global collaborative environmental protection.
Keywords: digital economy; carbon emission reduction; Asian countries; policy implications for Vietnam

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments