THE IMPACT OF KNOWLEDGE SHARING THROUGH SOCIAL NETWORKS ON STUDENTS’ ACADEMIC PERFORMANCE AT FOREIGN TRADE UNIVERSITY

0
582

Vũ Hà Phương Nhung, Triệu Nguyệt Hằng, Trịnh Anh Thư, Nguyễn Phan Quỳnh Hương
Sinh viên K60 Chương trình tiên tiến Tài chính Ngân hàng – Khoa Tài chính Ngân hàng
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Dương Thị Hoài Nhung
Giảng viên Khoa Quản trị kinh doanh
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Tóm tắt
Mạng xã hội đã trở thành một công cụ hữu ích cho việc học tập và giảng dạy nhờ chức năng chia sẻ thông tin. Nghiên cứu này nhằm mục đích kiểm tra các yếu tố ảnh hưởng đến việc chia sẻ kiến thức (knowledge sharing) thông qua mạng xã hội và tác động của chia sẻ kiến thức đối với kết quả học tập của sinh viên tại Đại học Ngoại thương (FTU). Bốn yếu tố thúc đẩy sinh viên FTU chia sẻ kiến thức qua mạng xã hội với mục đích học tập được nghiên cứu bằng cách mô hình cấu trúc tuyến tính SEM. Kết quả nghiên cứu 129 sinh viên cho thấy sự tự tin về kiến thức (knowledge self-efficacy), danh tiếng (reputation) và sự có qua có lại (reciprocity) là những yếu tố chính thúc đẩy sinh viên chia sẻ kiến thức qua mạng xã hội, trong khi cảm nhận sự hứng thú (perceived enjoyment) không có tác động đáng kể. Việc chia sẻ kiến thức qua mạng xã hội có ảnh hưởng tích cực đến thành tích học tập của sinh viên. Việc xác định các yếu tố ảnh hưởng và mức độ tác động của chúng là tiền đề để nhóm nghiên cứu đề xuất một số khuyến nghị sử dụng của việc ứng dụng mạng xã hội trong quá trình học tập.
Từ khóa: chia sẻ kiến thức, kết quả học tập, mạng xã hội, mục đích học tập, Đại học Ngoại thương

Abstract
Social media has become a useful tool for learning and teaching due to its functions for knowledge sharing. The purpose of this study is to examine the factors that affect knowledge sharing through social networks and its impact on students’ academic performance at Foreign Trade University (FTU). Four factors that motivate FTU students to share their knowledge through social networks for academic reasons were found using the structural equation model. The findings derived from 129 samples demonstrate that knowledge self-efficacy, reputation, and reciprocity are the key elements that drive students to sharing knowledge, while perceived enjoyment is insignificant. Knowledge sharing through social networks has a significant effect on students’ academic achievement. Consequently, recommendations are offered for using social media in education.
Keywords: knowledge sharing, academic performance, social network, learning context, foreign trade university

 

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments