Ma Thị Nhung , Lộc Thị Ngọc Lan, Vũ Thị Vân Dung, Lê Diệp Anh, Hoàng Thị Tú Anh, Hoàng Lương Dung, Lộc Thu Giang, Đỗ Hồng Khanh
Sinh viên K60 Kinh tế quốc tế – Khoa Kinh tế quốc tế
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam
Nguyễn Thị Hải Yến
Giảng viên Khoa Kinh tế quốc tế
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt
Bất bình đẳng luôn là vấn đề được quan tâm tại mỗi quốc gia. Câu hỏi về sự ảnh hưởng của bất bình đẳng lên tăng trưởng kinh tế đang là thách thức không ngừng nghỉ mà các quốc gia quan tâm, Việt Nam cũng là một trong những các nước chịu tác động của bất bình đẳng thu nhập. Vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện nhằm so sánh tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2018 – 2022 với nguồn dữ liệu thứ cấp từ 63 tỉnh thành Việt Nam với phương pháp nghiên cứu định lượng – sử dụng mô hình kinh tế lượng và kiểm định mô hình đó trên phần mềm STATA dựa trên các số liệu đã thu thập được. Từ đó rút ra kết luận là hệ số bất bình đẳng gini cho ra mối quan hệ phi tuyến với tăng trưởng kinh tế. Trong khi đó, các biến kiểm soát khác như: lực lượng lao động, trình độ giáo dục có mối quan hệ cùng chiều và biến thu nhập bình quân đầu người có tác động ngược chiều đến tăng trưởng kinh tế. Qua đó, nhóm tác giả kiến nghị một số giải pháp thích hợp cho chính phủ và doanh nghiệp.
Từ khóa: bất bình đẳng thu nhập, tăng trưởng kinh tế, 63 tỉnh thành Việt Nam
Abstract
Inequality has always been a concern in every country. Inequality’s impact on economic development is a challenging problem that countries are concerned about. Vietnam is also one of the countries affected by income inequality. Therefore, this study was conducted to compare the impact of income inequality on Vietnam’s economic growth in the period 2018 – 2022 with secondary data sources from 63 provinces and cities of Vietnam using quantitative research methods, which is about working with econometric models and testing those models on STATA software based on collected data. According to the result, the conclusion is that the Gini shows a nonlinear relationship with economic growth. Meanwhile, other control variables such as labor force and educational level have a positive relationship and the variable income per capita has a negative impact on economic growth. Thereby, the authors propose some appropriate solutions for the government and businesses.
Keywords: income inequality, economic growth, 63 provinces and cities in Vietnam.