TÁC ĐỘNG CỦA GIÀ HÓA DÂN SỐ ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CÁC TỈNH THÀNH VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010-2019

0
1449

Trần Tuấn Anh , Nguyễn Thị Xuân Mai, Nguyễn Thị Hải, Trương Thùy Dương, Vũ Bình Dương, Nguyễn Thanh Thảo, Nguyễn Phương Linh
Sinh viên K60 Kinh tế quốc tế – Khoa Kinh tế quốc tế
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Nguyễn Thị Hải Yến
Giảng viên Khoa Kinh tế quốc tế
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Tóm tắt
Tăng trưởng kinh tế là mục tiêu quan trọng hàng đầu đối với mỗi nền kinh tế, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Mặc dù đã đạt được mức tăng trưởng kinh tế khá cao qua hai thập kỷ gần đây, song đa số các quốc gia đang phát triển vẫn chưa bắt kịp về mức thu nhập bình quân so với các nước phát triển. Bằng cách sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, bài viết ra đời với mục tiêu nghiên cứu là đánh giá tác động của già hóa dân số tới sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong khoảng thời gian 2010 – 2019 với đối tượng là 26 tỉnh thành phố có GDP bình quân đầu người cao nhất cả nước. Bài tiểu luận vận dụng lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển để ước lượng tác động của già hóa dân số đến tăng trưởng kinh tế ở 26 tỉnh tại Việt Nam, với các nhân tố về vốn và lao động. Kết quả nghiên cứu cho thấy già hóa dân số có tác động tiêu cực lên tăng trưởng kinh tế. Bởi vậy, bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được từ các chính sách ứng phó với già hóa dân số, vẫn cần tiếp tục điều chỉnh và bổ sung để phát huy hiệu quả tối đa. Từ đó, bài viết đề xuất một số giải pháp điều chỉnh các chính sách khuyến khích sinh sản, an sinh xã hội,… của Việt Nam cho phù hợp với tình hình thực tế.
Từ khóa: Tăng trưởng kinh tế, già hóa dân số, dân số vàng, các nước đang phát triển

Abstract
The main objective of every economy, particularly those in emerging nations like Vietnam, is economic expansion. Even though they have had relatively rapid economic development over the last two decades, the majority of emerging nations still lag behind industrialized nations in terms of average income. The article was written using quantitative research techniques with the intention of evaluating the effect of population aging on Vietnam’s economic development from 2010 to 2019 using a population of 20 persons. The nation’s highest GDP per capita is in the province and city. The essay applies neoclassical growth theory to estimate the impact of population aging on economic growth in 26 provinces in Vietnam, with capital and labor factors. Research results show that population aging has a negative impact on economic growth. Therefore, in addition to the positive results achieved from policies to respond to population aging, it is still necessary to continue adjusting and supplementing to maximize effectiveness. The essay then suggests several ways to modify Vietnam’s policies to promote procreation, social security, etc. to meet the current circumstances.
Keywords: Economic growth, population aging, golden population, developing countries

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments