TRÁCH NHIỆM CỦA SÀN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRƯỚC HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU TRUYỀN THỐNG

0
313

Cao Huyền My ; Nguyễn Trúc Quỳnh; Khổng Đức Hoàng
Sinh viên K60 Luật Kinh doanh quốc tế theo mô hình THNN
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Phùng Thị Yến
Giảng viên khoa Luật
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Tóm tắt:
Đi cùng với sự bùng nổ về công nghệ, kỹ thuật nằm trong khuôn khổ cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, nhu cầu về mua sắm các sản phẩm bằng hình thức trực tuyến đã thúc đẩy sự phát triển của các sàn giao dịch thương mại điện tử. Việc thúc đẩy trên cũng đồng thời tạo ra nhiều cơ hội cho các hành vi xâm phạm về nhãn hiệu trên sàn giao dịch ngày càng phức tạp hơn, và câu hỏi về trách nhiệm pháp lý không còn chỉ dành cho mỗi bên xâm phạm mà còn ở chính các sàn giao dịch thương mại điện tử. Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005, sửa đổi bổ sung 2022 đã bắt đầu đề cập về trách nhiệm trên đối với trung gian thương mại cho thấy một bước tiến mới trong sự hoàn thiện về khung pháp lý. Tuy nhiên, những bước đầu tiếp cận về khía cạnh trách nhiệm pháp lý của trung gian thương mại chưa thực sự đưa ra câu trả lời rõ ràng cho vấn đề xâm phạm về nhãn hiệu đối với các sản phẩm trên sàn giao dịch thương mại điện tử nói trên. Việc tham khảo từ nhiều quan điểm với các góc độ tiếp cận khác nhau dựa trên kinh nghiệm luật pháp quốc tế sẽ đóng góp một phần nào đó vào công tác hoàn thiện hành lang pháp lý về vấn đề trên cho Việt Nam, từ đó bắt kịp xu hướng hội nhập và phát triển.
Từ khóa: thương mại điện tử, sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu truyền thống, trung gian thương mại

Abstract:
Along with the explosion of technology and engineering within the Fourth Industrial Revolution, the demand for online shopping of products has stimulated the development of e-commerce platforms. This promotion also simultaneously creates many opportunities for trademark infringement on the platforms that are increasingly complex, and the question of legal responsibility is no longer only for the infringing party but also for the e-commerce platforms themselves. The Vietnamese Intellectual Property Law 2005, amended and supplemented in 2022, began to mention the responsibility for intermediaries in trade, showing a new step in improving the legal framework. However, the initial approaches to the legal responsibility aspect of intermediaries in trade have not really given a clear answer to the issue of trademark infringement for products on e-commerce platforms as mentioned above. Referring to many perspectives with different approaches based on international legal experience will contribute somewhat to the work of perfecting the legal corridor on this issue for Vietnam, thereby catching up with the trend of integration and development.
Key words: e-commerce, intellectual property, traditional trademarks, commercial intermediaries

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments