Trần Thị Kim Ngân
Sinh viên K59 Luật thương mại quốc tế
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam
Đinh Thị Tâm
Giảng viên khoa Luật
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt
“Biết hoặc phải biết” là quy định được đề cập đến nhiều lần trong Bộ luật Dân sự 2015. Cụm từ này xuất hiện xuyên suất bộ luật, từ những quy định liên quan đến các vấn đề về đại diện, thời hạn, chiếm hữu, hợp đồng. Nội hàm của quy định “biết hoặc phải biết” là tương đối rộng và phức tạp, dẫn việc giải thích, áp dụng và thực thi các quy định có liên quan vẫn còn nhiều vướng mắc. Vì thế bài viết sẽ tập trung nghiên cứu một số quy định “biết hoặc phải biết” trong Bộ luật Dân sự 2015 và kinh nghiệm quốc tế, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất hoàn thiện pháp luật Việt Nam.
Từ khóa: biết hoặc phải biết; Bộ luật Dân sự 2015; kinh nghiệm quốc tế.
Abstract
In the 2015 Civil Code, the term “knew or should have known” is referenced multiple times. This phrase appears consistently throughout the code, encompassing provisions related to issues such as representation, time limits, possession, and contracts. The meaning of the “knew or should have known” provision is relatively broad, leading to challenges in interpreting, applying, and enforcing the relevant regulations. Therefore, this article will focus on examining some of the “knew or should have known” provisions in the 2015 Civil Code and international experiences, in order to draw lessons and propose enhancements to Vietnamese legislation.
Key words: knew or should have known; Viet Namese Civil Code 2015; international experiences.