CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở CÁC NƯỚC CHÂU Á

0
315

Nguyễn Vũ Tường Vy, Võ Ngọc Hồng Thanh, Đặng Như Ý
Sinh viên K61 – Kinh tế đối ngoại
Trường Đại học Ngoại Thương Cơ sở II tại TP. Hồ Chí Minh

Huỳnh Hiền Hải
Giảng viên Cơ sở II
Trường Đại học Ngoại Thương Cơ sở II tại TP. Hồ Chí Minh

Tóm tắt
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, việc phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường đang là thách thức cho các quốc gia trên thế giới, trong đó có châu Á. Chiến lược “xanh hóa” nền kinh tế là xu thế tất yếu để hướng tới phát triển bền vững. Do đó, bài nghiên cứu được tiến hành nhằm xác định các nhân tố tác động đến môi trường, thông qua lượng phát thải CO2 tại châu Á giai đoạn 2002-2022. Bằng cách sử dụng dữ liệu từ 22 quốc gia ở châu Á và phương pháp hồi quy dữ liệu bảng động (SGMM), bài nghiên cứu cho thấy sự gia tăng của đầu tư trực tiếp nước ngoài, năng lượng tiêu thụ, cấu trúc công nghiệp, dân số gây ô nhiễm môi trường, trong khi chất lượng thể chế thúc đẩy phát triển kinh tế xanh, đồng thời làm giảm ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến lượng phát thải CO2. Từ đó, nhóm tác giả đề xuất một số chính sách cho các nhà quản trị nhằm giảm hậu quả tác động vào môi trường, thúc đẩy phát triển kinh tế xanh.
Từ khóa: châu Á, lượng phát thải CO2, môi trường, ô nhiễm, SGMM
JEL: F64, O44, Q56

Abstract
In the context of globalization, balancing economic development with environmental protection is a significant challenge for each nation around the world, especially those in Asia. The strategy of “greening” the economy is an essential trend for countries to achieve sustainable development. Thus, this study aims to examine elements influencing the environment, measured by CO2 emissions in Asia from 2002 to 2022. By using data from 22 countries in Asia and the system generalized method of moments (SGMM), this study gives the results that increases in foreign direct investment, energy consumption, industrial structure, and population can contribute to environmental pollution, while institutional quality promotes green economy and mitigates the impact of foreign direct investment on CO2 emissions. As a result, the authors propose several policies for managers to reduce their impact on the environment and foster green economic development.
Keywords: Asia, CO2 emissions, environment, pollution, SGMM

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments