ẢNH HƯỞNG CỦA TÍNH TRUNG THỰC THÔNG TIN BCTC DỰA TRÊN Ý KIẾN KIỂM TOÁN, ĐIỀU CHỈNH BCTC VÀ QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN ĐẾN ĐỘ TRỄ CÔNG BỐ BCTC CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM

0
254

Lê Thị Kim Liên, Trần Tiến Phúc, Nguyễn Thị Bích Như, Nguyễn Trần Tường Vi,
Đặng Quốc Đăng Khoa
Sinh viên K60 – Lớp K60C – Kế toán Kiểm toán
Trường Đại học Ngoại thương Cơ sở II, Hồ Chí Minh, Việt Nam

Nguyễn Thị Mai Anh
Giảng viên bộ môn Quản trị kinh doanh và Tài chính Kế toán
Trường Đại học Ngoại thương Cơ sở II, Hồ Chí Minh, Việt Nam

Tóm tắt
Bài nghiên cứu kiểm định mối quan hệ giữa ý kiến kiểm toán, điều chỉnh BCTC trước và sau kiểm toán, quản trị lợi nhuận và độ trễ kiểm toán. Điều chỉnh BCTC trước và sau kiểm toán đo lường qua bốn (04) yếu tố: tài sản, vốn chủ sở hữu, doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế. Ngoài ra, nghiên cứu còn kiểm định mối quan hệ giữa các biến kiểm soát: công ty kiểm toán thuộc Big 4, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, tỷ lệ tăng trưởng, tỷ lệ đòn bẩy, lỗ, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu và quy mô doanh nghiệp. Bộ dữ liệu được thu thập và sử dụng bao gồm 5.552 quan sát từ 2010 – 2022 của các doanh nghiệp Việt Nam trên các sàn HOSE và HNX. Kết quả nghiên cứu cho thấy, doanh nghiệp nhận ý kiến kiểm toán không phải chấp nhận toàn phần và (hoặc) có điều chỉnh BCTC sẽ có độ trễ kiểm toán dài hơn. Tuy nhiên, nhóm tác giả không tìm được bằng chứng cho mối liên hệ giữa quản trị lợi nhuận và độ trễ kiểm toán. Bài nghiên cứu kiến nghị người sử dụng thông tin tài chính nên quan tâm đến cả thông tin trước kiểm toán, hơn là chỉ những thông tin sau khi đã kiểm toán.
Từ khóa: Độ trễ kiểm toán, quản trị lợi nhuận, điều chỉnh BCTC, ý kiến kiểm toán

Abstract
This study focuses on examining the relationship between audit opinion, restatement, earning management, and audit report lag. Authors measure restatement through four (04) elements: assets, equity, net revenue, and earnings before tax. Furthermore, the study also explores the correlation between control variables: Big4 auditor, cash flow from operating activities adjusted for assets, growth rate, leverage ratio, loss, ROE, and size. The study reports empirical results from the sampling of 5.552 observations from 2010 to 2022 of Vietnamese enterprises from HOSE and HNX stock exchanges. The results showed that companies with qualified opinions and (or) restatement commitment usually experience longer audit report lag. Still, the authors found no evidence of the effect of earning management. The study implies that stakeholders should pay attention to both restatement and post-audit information.
Keyword: Audit report lag, earning management, restatement, audit opinion

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments