TÁC ĐỘNG CỦA NGÀNH NÔNG NGHIỆP: VIỆC LÀM, XUẤT KHẨU NGUYÊN LIỆU THÔ VÀ GIÁ TRỊ GIA TĂNG LÊN SỰ BỀN VỮNG MÔI TRƯỜNG Ở CHÂU Á GIAI ĐOẠN 1990 – 2022

0
176

Đào Ngọc Quỳnh Anh, Nguyễn Phương Ngân, Dương Thùy Linh, Lê Trần Khánh Ngọc, Khương Thị Hằng Nga
Sinh viên K60 – Kinh tế đối ngoại
Trường Đại học Ngoại thương Cơ sở II tại TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Vương Thị Thảo Bình
Giảng viên cơ sở II
Trường Đại học Ngoại thương Cơ sở II tại TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Tóm tắt
Chủ đề phát triển bền vững và môi trường từ lâu đã được nhiều tác giả quan tâm và nghiên cứu. Tuy nhiên, nghiên cứu cho trường hợp tác động của những hoạt động nông nghiệp lên môi trường ở các quốc gia Châu Á vẫn còn rải rác. Nghiên cứu của chúng tôi bổ sung vào khoảng trống nghiên cứu trước thông qua đo lường tác động tổng hợp của những hoạt động nông nghiệp bao gồm lao động, xuất khẩu nguyên liệu thô và giá trị gia tăng trong lĩnh vực nông nghiệp lên lượng khí thải CO2, N2O, CH4 và các khí thải nhà kính. Mối liên hệ này được kiểm soát bằng cách cân nhắc thêm ảnh hưởng của thị trường, tài nguyên thiên nhiên và yếu tố dân số từ đó khắc họa bức tranh tổng thể về sự bền vững môi trường. Nghiên cứu sử dụng phương pháp GLS để kiểm định dữ liệu bảng từ The World Development Indicators, đồng thời đánh giá mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập lên sự bền vững môi trường ở các nước Châu Á, được phân loại theo mức thu nhập, từ 1990 đến 2022. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt trong ảnh hưởng của một số nhân tố như giá trị gia tăng hoặc đất nông nghiệp giữa nước có thu nhập cao và thu nhập thấp. Tuy nhiên, đối với toàn bộ các nước, lao động và xuất khẩu nông nghiệp có tác động tích cực tới lượng khí nhà kính thải ra. Từ đó, bài viết đề xuất một số khuyến nghị liên quan tới việc điều chỉnh xuất khẩu, tỉ lệ lao động trong ngành nông nghiệp và sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lý để thúc đẩy phát triển môi trường bền vững.
Từ khóa: bền vững môi trường, lao động nông nghiệp, xuất khẩu nguyên liệu nông nghiệp thô, giá trị gia tăng trong nông nghiệp.

Abstract
The topic of sustainable development and the environment has long captured the interest of many authors. However, research on the impact of agricultural activities on the environment in Asian countries remains insufficient. The study fills the gap in previous literature by investigating the synthesized impacts of agricultural activities including employment, raw materials exports and value-added on CO2, N2O, CH4, and greenhouse gas emissions. This connection is further moderated by considering the impacts of the market, natural resources, and population, thus providing a complete picture of environmental sustainability. In this study, the Generalized Least Squares (GLS) Method is employed to examine panel data collected from the World Development Indicators and evaluate the level of effects that independent variables had on the environmental sustainability of Asian countries, categorized by income levels, between 1990 and 2022. Results show that there are differences in the impacts of agricultural employment, exports, and value-added on high and low-income countries. However, for all countries in the dataset, agricultural employment and agricultural exports have positive impacts on the emissions of greenhouse gases. From these findings, the study provides some recommendations regarding the adjustment of agricultural exports, labor structure as well as the use of natural resources to promote environmental sustainability.
Keywords: agricultural employment, agricultural raw materials exports, value-added, environmental sustainability

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments