BÀI HỌC THÀNH CÔNG TỪ MÔ HÌNH B2B Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM

0
316

Nguyễn Lê Khôi, Nguyễn Phạm Minh Triết, Vương Túy Hiền, Đặng Nguyễn Hoàng Phương, Đỗ Xuân Thắng
Sinh viên khóa K60 – Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng
Trường Đại học Ngoại Thương Cơ sở II tại TP. Hồ Chí Minh, Việt nam

Trần Nguyên Chất
Giảng viên cơ sở II
Trường Đại học Ngoại Thương Cơ sở II tại TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Tóm tắt
Thế kỷ 21 với những tiến bộ trong công nghệ thông tin và Internet đã thúc đẩy thương mại điện tử (TMĐT) mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế thế giới và những hiệu quả, tiện lợi đáng kể đối với cá nhân lẫn doanh nghiệp khi thực hiện hoạt động mua bán. Hiện nay, TMĐT B2B đang dẫn đầu và chiếm ưu thế, mang lại nhiều lợi ích lớn cho các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến quốc tế và Việt Nam. Bài viết được tiến hành bằng hai phương pháp chính: Nghiên cứu tổng quát và Nghiên cứu cụ thể. Trong đó, nghiên cứu tổng quát với phương pháp nghiên cứu lý thuyết, xuất phát từ các quan điểm, định nghĩa và cơ sở lý luận giải thích cho khái niệm mô hình TMĐT B2B; và nghiên cứu cụ thể với các phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp lịch sử.
Nội dung bài viết tập trung chủ yếu vào việc phân tích sự phát triển mô hình TMĐT B2B tại hai nước đang phát triển là Trung Quốc và Ấn Độ dựa trên 8 yếu tố, qua đó ghi nhận một số lưu ý cho quá trình phát triển TMĐT tại Việt Nam. Hai trường hợp được đánh giá gồm: Alibaba từ Trung Quốc và IndiaMart từ Ấn Độ. Đây là hai sàn TMĐT phát triển nhất tại 2 quốc gia, với các thế mạnh về chất lượng, sự đa dạng sản phẩm và trải nghiệm người dùng. Tuy nhiên, 2 sàn này vẫn gặp một số vấn đề đến từ bên trong sàn cũng như là từ chính phủ. Cả hai sàn đều đến từ các quốc gia đang phát triển, chia sẻ nhiều đặc điểm tương tự với Việt Nam. Do đó, Việt Nam có thể học hỏi được nhiều từ kinh nghiệm của hai sàn này. Từ đó, nghiên cứu đưa ra kết luận rằng Việt Nam cần các giải pháp hiệu quả, thực hiện đồng bộ các cấp để tiếp cận, xây dựng và đưa doanh nghiệp sang phương thức TMĐT B2B. Tuy nhiên đối mặt với tính đặc thù cao, đòi hỏi công nghệ phức tạp và lao động có chuyên môn của các mô hình B2B, Việt Nam cần thêm thời gian để nâng cao hạ tầng và chứng minh tính hiệu quả của các mô hình TMĐT B2B.
Keywords: Thương mại điện tử, e-commerce, B2B, Alibaba, IndiaMART, thị trường Việt Nam

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments