NĂNG LỰC CẠNH TRANH TOÀN CẦU, LAO ĐỘNG TỰ KINH DOANH VÀ XUẤT KHẨU: BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI CÁC NHÓM QUỐC GIA THEO MỨC THU NHẬP

0
222

Phạm Nguyễn Ngọc Diễm, Tạ Khánh Linh, Nguyễn Ngọc Quỳnh Anh, Hà Anh Kiệt
Sinh viên K60 CLC Kinh tế đối ngoại
Trường Đại học Ngoại Thương Cơ sở II tại TP. Hồ Chí Minh

Dương Hồ Bảo Ngọc
Sinh viên K60 CLC Logistic và Quản lý chuỗi cung ứng
Trường Đại học Ngoại Thương Cơ sở II tại TP. Hồ Chí Minh

Nguyễn Thị Mai
Giảng viên Cơ sở II
Trường Đại học Ngoại Thương Cơ sở II tại TP. Hồ Chí Minh

Tóm tắt
Năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) là mối quan tâm lớn trong nền kinh tế thế giới kể từ cuối thế kỷ 20 (Melike, 2023). Nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của khả năng cạnh tranh toàn cầu lên xuất khẩu và lao động tự kinh doanh, nghiên cứu này phân tích bộ dữ liệu GCI của World Economic Forum, dữ liệu về xuất khẩu của OECD, lao động tự kinh doanh của Ngân hàng thế giới, giai đoạn 2006 – 2019. Thông qua mô hình FEM, kết quả cho thấy chỉ số năng lực cạnh tranh quốc gia tác động tích cực đến xuất khẩu, nhưng tiêu cực đến lao động tự kinh doanh. Đặc biệt, nghiên cứu phát hiện năng lực cạnh tranh quốc gia tác động đến xuất khẩu và lao động tự kinh doanh khác nhau theo các nhóm thu nhập. Từ đó, nghiên cứu đề xuất một vài khuyến nghị nhằm thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu, nâng cao chất lượng lao động tự kinh doanh và góp phần vào mục tiêu phát triển kinh tế bền vững thông qua tập trung đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D), giải quyết tình trạng thất nghiệp, thúc đẩy các cơ hội tự tạo việc làm và ổn định chính trị.
Từ khóa: năng lực cạnh tranh toàn cầu, xuất khẩu, lao động tự kinh doanh, mức thu nhập

Abstract
Global competitiveness (GCI) has been a significant concern in the world economy since the late 20th century (Melike, 2023). To determine the influence of global competitiveness on exports and self-employment, this study analyzes the World Economic Forum’s GCI data set, OECD export data, and self-employment data from the World Bank in the period 2006 – 2019. Analyzing under the FEM model, the results show that the national competitiveness index positively affects exports, but negatively on self-employed workers. In particular, the study finds that national competitiveness affects exports and self-employed workers differently according to income groups. From there, the study proposes a few recommendations promoting export growth, improving the quality of self-employed workers and contributing to the goal of sustainable economic development by focusing on investment in research and development (R&D), mitigating unemployment, promoting self-employment opportunities, and addressing political stability.
Keywords: global competitiveness, export, self-employment, income levels

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments