Đinh Thị Thanh Trúc, Lê Diệu Linh, Vũ Thanh Đức, Đào Linh Giang,
Trần Thị Kim Ngân
Sinh viên K60 CLC Kinh tế đối ngoại – Viện Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam
Nguyễn Thu Hằng
Giảng viên Viện Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt
Đại dịch COVID-19 đã gây ra những khó khăn chưa từng có cho nền kinh tế toàn cầu và đặt ra những thách thức lớn cho khu vực tư nhân ở Việt Nam. Bài nghiên cứu này phân tích các chính sách thuế được Chính phủ Việt Nam áp dụng để giúp khu vực tư nhân ứng phó với đại dịch Covid-19 và đồng thời đánh giá hiệu quả của các chính sách đó trong việc hỗ trợ khu vực tư nhân vượt qua khó khăn. Qua việc đánh giá các biện pháp thuế cụ thể được triển khai, nghiên cứu nhận diện được những thành tựu như hỗ trợ khu vực tư nhân một cách ngay lập tưc và kịp thời cùng với việc nhắm đến một cách chính xác các đối tượng cần được hỗ trợ. Bên cạnh những thành tựu, nghiên cứu cũng nhận định được những hạn chế của các chính sách này, chẳng hạn như quy mô hỗ trợ hạn chế, còn tồn tại những giải pháp hỗ trợ không phù hợp, thủ tục hành chính phức tạp và khả năng tiếp cận thấp đối với các gói hỗ trợ thuế. Quan trọng hơn, bài nghiên cứu rút ra những bài học từ kinh nghiệm, đưa ra các đề xuất để chuẩn bị cho những khủng hoảng tương lai, bao gồm việc cải thiện sự phối hợp, linh hoạt và sự nhanh nhẹn trong việc đưa ra và thực hiện chính sách, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông chính sách. Nghiên cứu này đóng góp vào việc hiểu rõ về vai trò quan trọng của chính sách thuế trong việc khuyến khích sự phục hồi của nền kinh tế trong thời kỳ gặp nhiều khó khăn.
Từ khóa: Việt Nam, chính sách thuế, khu vực tư nhân, COVID-19
Abstract
The COVID-19 pandemic caused unprecedented disruptions to the global economy, with Vietnam’s private sector facing significant challenges. This paper examines the Vietnamese government’s tax policies enacted in response to the pandemic and evaluates their effectiveness in supporting business resilience. Through a review of the pandemic’s impact and the specific tax measures implemented, the study identifies both achievements, such as providing immediate relief, timely issuance, and precise targeting of entities in need of support; and limitations of these policies, such as limited support scale, inappropriate support solutions, complex administrative procedures, and low accessibility to tax support packages. Crucially, the paper extracts lessons learned from Vietnam’s experience, offering recommendations to prepare for future crises, including improving the coordination, flexibility, and responsiveness of policymaking and implementation, and enhancing the application of information technology and policy communication. This research contributes to the understanding of the pivotal role tax policy plays in fostering economic resilience during times of severe disruption.
Keywords: Vietnam, tax policy, private sector, COVID-19