CẤU TRÚC TÀI CHÍNH VÀ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG: VAI TRÒ CỦA MỨC THU NHẬP QUỐC GIA

0
317

Nguyễn Linh Chi
Sinh viên K61B – K61 – Tài chính quốc tế
Trường Đại học Ngoại Thương Cơ sở II tại TP. Hồ Chí Minh

Hồ Thị Trà Giang
Sinh viên RM001- K48 – Quản trị rủi ro tài chính
Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh

Nguyễn Thị Mai
Giảng viên cơ sở II
Trường Đại học Ngoại Thương Cơ sở II tại TP. Hồ Chí Minh

Tóm tắt
Nhiều nghiên cứu đã tiến hành làm rõ mối quan hệ giữa phát triển tài chính và lượng khí thải CO2, nhưng có rất ít thông tin về cấu trúc tài chính, trong đó tập trung vào tài chính trực tiếp và gián tiếp. Nghiên cứu này đo lường tác động của cấu trúc tài chính đến lượng khí thải carbon ở 60 quốc gia trong giai đoạn 2004–2017. Nghiên cứu sử dụng phương pháp bình quân của phương sai và phân tích yếu tố chính (PCA) để xây dựng chỉ số cấu trúc tài chính và phương pháp system-GMM để ước lượng. Kết quả nghiên cứu cho thấy: thứ nhất, cấu trúc tài chính giúp giảm lượng khí thải carbon ở các nước có thu nhập cao nhưng không đáng kể ở các nước khác; thứ hai, tăng trưởng thu nhập làm thay đổi bản chất mối quan hệ giữa cấu trúc tài chính và lượng khí thải carbon; thứ ba, độ mở thương mại tăng lên góp phần giảm thiểu ô nhiễm. Các kết quả khám phá mang lại nhiều hàm ý chính sách để cải thiện môi trường. Cấu trúc tài chính cần được phát triển toàn diện về mọi mặt: thể chế tài chính, thị trường tài chính và các công cụ tài chính, đồng thời cần thúc đẩy phát triển tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người để phát huy tác động thuận lợi của cơ cấu tài chính.
Từ khóa: cấu trúc tài chính, phát thải CO2, mức thu nhập, tăng trưởng, system GMM

Abstract
The extant literature has rigorously studied the relationship between financial development and CO2 emissions, but very little is known about financial structure, which focuses on direct and indirect finance. In this study, we examined the impact of financial structure on carbon emissions in 60 countries for the period of 2004–2017. Our investigation relied upon variance equal weighting and principal component analysis to construct financial structure index and system generalized method of moments for regression estimation. The empirical results are as follows: firstly, financial structure helps reduce carbon emissions in high-income countries, but insignificant in others; secondly, income growth changes the nature of relationship between financial structure and carbon emissions; thirdly, increased trade openness contributes to pollution mitigation. The revealing results suggested many policy implications to better environmental performance. Financial structure should be comprehensively developed in all aspects: financial institutions, financial markets and financial instruments. Along with that, increasing gross domestic product per capita cannot be neglected in order to promote the favorable impacts of financial structure.
Keywords: financial structure, CO2 emissions, growth, system GMM

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments