NGHIÊN CỨU TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THỰC HÀNH XANH HÓA TRONG CHUỖI CUNG ỨNG – ĐỀ XUẤT CHO NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM

0
2854

Bùi Hồng Giang, Mai Hồng Ngọc, Nguyễn Thanh Hải, Trần Khánh Thương, Trần Thị Mai Đan
Sinh viên K60 Kinh tế đối ngoại – Viện Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
Trường Đại học Ngoại Thương, Hà Nội, Việt Nam

Nguyễn Thị Bình
Giảng viên Viện Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Tóm tắt
Mặc dù là một trong những ngành kinh tế chủ chốt của nước nhà, những hạn chế trong việc đáp ứng tiêu chuẩn xanh hóa những năm gần đã cản trở lớn thị trường dệt may Việt Nam cạnh tranh với các nước khác. Bên cạnh việc đưa ra những giải pháp tức thời như mở rộng thị trường hay tập trung xuất khẩu sang các nước có đơn hàng cao, ngành dệt may vẫn rất cần những “chìa khóa bền vững” để tháo gỡ những khúc mắc hiện tại, từ đó tái sinh và thỏa mãn được yêu cầu mà thị trường quốc tế đề ra. Hiện nay, xanh hoá chuỗi cung ứng vẫn là xu thế tất yếu và lâu bền mà ngành dệt may Việt Nam hướng tới. Biện pháp quản lý chuỗi cung ứng xanh (GSCM) ra đời kết hợp với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp đã trở thành một cách tiếp cận thực tế để phát triển hiệu quả môi trường. Mục tiêu lớn nhất của GSCM chính là giúp giảm thiểu tối đa ảnh hưởng môi trường trong quá trình cung ứng sản phẩm. Tuy nhiên, để đánh giá được hoạt động này, các nhà quản lý chuỗi cung ứng cần kết hợp hài hoà với các tiêu chí khác như kinh tế, mối quan hệ với khách hàng hay khả năng sản xuất. Không chỉ nghiên cứu về việc xanh hóa chuỗi cung ứng, việc xác định các tiêu chí đánh giá mức độ thực hành xanh hóa trong ngành dệt may là vô cùng quan trọng. Bài viết này phân tích và đưa ra một số đề xuất cho bộ tiêu chí đánh giá mức độ xanh hoá trong chuỗi cung ứng của ngành dệt may Việt Nam.
Từ khóa: xanh hóa chuỗi cung ứng, tiêu chí đánh giá mức độ xanh hoá trong chuỗi cung ứng, chuỗi cung ứng dệt may Việt Nam

Abstract
Although it is one of the country’s key economic sectors, limitations in meeting greening standards in recent years have greatly hindered Vietnam’s textile and garment market from competing with other countries. Besides offering immediate solutions such as expanding markets or focusing on exporting to countries with high orders, the textile and garment industry still needs “sustainable keys” to solve current problems. thereby regenerating and satisfying the requirements set by the international market. Currently, greening the supply chain is still an inevitable and lasting trend that Vietnam’s textile and garment industry is aiming for. Supply chain management measures Green Response (GSCM) was born in conjunction with an enterprise’s business strategy and has become a practical approach to developing environmental efficiency. The biggest goal of GSCM is to help minimize environmental impact. However, to evaluate this activity, supply chain managers need to combine it harmoniously with other criteria such as economics, customer relationships or capabilities. Not only does research on greening the supply chain, it is extremely important to determine criteria to evaluate the level of greening practices in the textile industry. This article analyzes and makes some proposals for a set of criteria to evaluate the level of greening in the supply chain of Vietnam’s textile and garment industry.
Keywords: greening the supply chain, criteria for evaluating the level of greening in the supply chain, supply chain of Vietnam’s textile and garment industry

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments