Nguyễn Minh Nhựt, Phạm Phương Thiên, Nguyễn Thanh Thảo, Lê Nguyễn Thanh Thùy, Phan Ngọc Anh Thy
Sinh viên K60E – K60 Kinh tế đối ngoại
Trường Đại học Ngoại Thương Cơ sở II tại TP. Hồ Chí Minh
Trần Thị Bích Nhung
Giảng viên cơ sở II
Trường Đại học Ngoại Thương Cơ sở II tại TP. Hồ Chí Minh
Tóm tắt
Với sự kế thừa mô hình của Katz (1955), nghiên cứu này đã được phân tích dựa trên 3 yếu tố chính là kỹ năng chuyên môn, kỹ năng nhân sự và kỹ năng tư duy, bằng phương pháp nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính. Sau khi sàn lọc, dữ liệu được thu thập từ 200 sinh viên tại 4 trường Đại học trên địa bàn TP. HCM đã được tiến hành xử lý bằng phương pháp phân tích mô tả, phân tích nhân tố khám phá EFA, kiểm định Cronbach’s Alpha trên phần mềm SPSS 22.0. Kết quả phân tích cho thấy kỹ năng lãnh đạo của sinh viên thuộc các ngành liên quan đến kinh tế và đang theo học tại các trường Đại học ở TP. HCM có kết quả là trên mức khá. Ngoài ra, một số hạn chế còn được tìm thấy trong quá trình nghiên cứu, kỹ năng tư duy có kết quả tốt nhất, theo sau là kỹ năng nhân sự, nhưng kỹ năng chuyên môn lại có kết quả kém nhất. Bên cạnh đó, phân tích thống kê mô tả theo giới tính và các trường Đại học cũng được nhóm tác giả thực hiện khi phần tích kỹ năng lãnh đạo của sinh viên.
Keywords: kỹ năng lãnh đạo, sinh viên, kỹ năng chuyên môn, kỹ năng nhân sự, kỹ năng tư duy
Abstract
Building upon Katz’s model (1955), this study analyzed three main factors: domain-specific skills, interpersonal skills, and critical thinking skills, utilizing quantitative and qualitative research methods. Following data screening, information was collected from 200 students across four Ho Chi Minh City universities. The data underwent processing using Cronbach’s Alpha reliability test, exploratory factor analysis (EFA), and descriptive analysis via SPSS 22.0 software. The analysis results revealed that the leadership skills of students majoring in economics at universities in Ho Chi Minh City are moderately high. However, several limitations persist, with the weakest being domain-specific skills, followed by interpersonal skills, and the strongest being critical thinking skills. Furthermore, statistical descriptive analysis was conducted on students’ leadership skills based on gender and university.
Keywords: leadership skills, student, specialized skills, human resource skills, critical thinking skills.