Đỗ Thị Ngọc Ánh, Nguyễn Hà Linh, Trần Minh Quang
Sinh viên K60 Kinh tế đối ngoại – Viện Kinh tế & Kinh doanh quốc tế
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam
Nguyễn Thị Nguyệt Minh, Hoàng Thu Thảo
Sinh viên K60 Kinh doanh quốc tế – Viện Kinh tế & Kinh doanh quốc tế
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam
Nguyễn Thu Hiền
Sinh viên K61 Kinh tế đối ngoại – Viện Kinh tế & Kinh doanh quốc tế
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam
Nguyễn Thị Vân Trang
Giảng viên Viện Kinh tế & Kinh doanh quốc tế
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt
Chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu là vấn đề được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm, đặc biệt đặt trong bối cảnh hậu Covid-19, chiến tranh thương mại Mỹ – Trung hay chiến tranh Nga – Ukraine. Vì vậy bài nghiên cứu đưa ra nhằm phân tích chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu và đánh giá các triển vọng cho các doanh nghiệp ngành bán dẫn tại Việt Nam. Bên cạnh đó, bằng phương pháp nghiên cứu định tính, nhóm tác giả tập trung vào việc giải quyết các thách thức và tận dụng cơ hội từ chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu để phát triển ngành bán dẫn nhằm nâng cao vị thế của Việt Nam trong nền kinh tế khu vực. Kết quả nghiên cứu chỉ ra Việt Nam có nhiều tiềm năng để trở thành một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong ngành bán dẫn. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn cần rất nhiều nỗ lực để vươn lên trong công tác sản xuất để trở thành nguồn cung ứng sản phẩm vì còn tồn tại một số thách thức như cơ sở hạ tầng chưa phát triển, thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao, thủ tục hành chính phức tạp,…. Qua đó, nhóm tác giả đề xuất một số biện pháp để cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, nắm bắt các công nghệ tiên tiến và hợp lý hóa thủ tục.
Từ khoá: chuyển dịch, chuỗi cung ứng toàn cầu, triển vọng, ngành bán dẫn, Việt Nam
Abstract
Shifting the global supply chain is an issue of concern to many countries around the world, especially in the post-Covid-19, the US-China trade war or the Russia-Ukraine war context. Therefore, this research aims to analyze the shift in the global supply chain and evaluate the prospects for semiconductor industry enterprises in Vietnam. In addition, using qualitative research methods, the authors focus on solving challenges and taking advantage of opportunities from shifting global supply chains to develop the semiconductor industry to enhance Vietnam’s position in the regional economy. Research results show that Vietnam has much potential to become an attractive destination for investors in the semiconductor industry. However, Vietnam still needs a lot of efforts to advance in production to become a source of product supply because there are still some challenges such as undeveloped infrastructure and lack of quality human resources. high quality, complicated administrative procedures, etc. Thereby, the authors propose a number of measures to improve the quality of human resources, grasp advanced technologies and streamline procedures.
Keywords: restructuring, global supply chain, prospects, semiconductor industry, Vietnam