PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA NỢ CÔNG BỀN VỮNG VÀ THAM NHŨNG: BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI CÁC QUỐC GIA CÓ THU NHẬP CAO VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

0
252

Cao Thị Trâm Anh, Đoàn Minh An
Sinh viên K60 Kinh tế quốc tế – Khoa Kinh tế quốc tế
Trường Đại học Ngoại Thương, Hà Nội, Việt Nam

Lê Thị Thu Hằng
Sinh viên K59 Kinh tế quốc tế – Khoa Kinh tế quốc tế
Trường Đại học Ngoại Thương, Hà Nội, Việt Nam

Phạm Xuân Trường
Giảng viên Khoa Kinh tế quốc tế
Trường Đại học Ngoại Thương, Hà Nội, Việt Nam

Tóm tắt
Tham nhũng và nợ công luôn là mối quan tâm lớn của các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách trên thế giới, là vấn đề nhức nhối mà các chính phủ các nước phải đối mặt, đặc biệt là vấn đề về nợ công bền vững trong quá trình phát triển kinh tế. Vì vậy, nhóm nghiên cứu đã nghiên cứu các đánh giá về nợ công bền vững và tham nhũng tại các quốc gia có thu nhập cao trên thế giới, với bộ số liệu được tổng hợp từ các nguồn uy tín như World Bank, Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI),.. gồm 385 quan sát của 35 quốc gia trong khoảng thời gian từ 2012 – 2022. Thông qua mô hình VAR để ước lượng tác động của hai biến số vĩ mô, nhóm đưa ra kết quả nghiên cứu là nợ công trong quá khứ càng bền vững thì càng làm giảm tham nhũng, và ngược lại, tham nhũng trong quá khứ làm giảm nợ công bền vững. Qua đó, nhóm nghiên cứu cũng đề xuất các chính sách để củng cố nợ công bền vững cũng như đảm bảo tham nhũng ở mức thấp tại các quốc gia thu nhập cao.
Từ khóa: nợ công bền vững, quốc gia thu nhập cao, tham nhũng

Abstract
Corruption and public debt have long been major concerns for researchers and policymakers around the world. They pose significant challenges for governments, particularly in ensuring sustainable public debt management during economic development. This study investigates the relationship between public debt sustainability and corruption in high-income countries. Utilizing data from reputable sources such as the World Bank and Transparency International, the study encompasses 385 observations from 35 countries between 2012 and 2022. Employing a VAR model to estimate the impact of these two macroeconomic variables, the research finds that past public debt sustainability reduces corruption, and vice versa. Based on these results, the study proposes policy recommendations to strengthen public debt sustainability and maintain low levels of corruption in high-income countries.
Keywords: corruption, high – income countries, sustainable public debt

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments