Nguyễn Minh Châu, Đỗ Thu Thảo, Đặng Châu Anh, Vũ Thu Hiền
Sinh viên K60 CLC Kinh tế đối ngoại – Viện Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam
Nguyễn Thu Hằng
Giảng viên Viện Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt
Trong khi các tài liệu gần đây chủ yếu tập trung vào các nền kinh tế phát triển và nghiên cứu tác động của thuế doanh nghiệp lên đổi mới sáng tạo bằng số lượng bằng sáng chế hoặc chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển, chúng tôi cố gắng sử dụng một chỉ số toàn diện để đo lường mức độ đổi mới tổng thể ở cấp quốc gia. Bài báo này tiến hành một nghiên cứu thực nghiệm về tác động của thuế doanh nghiệp trong việc thúc đẩy đổi mới tại 11 quốc gia có thu nhập trung bình cao từ năm 2011 đến năm 2021, bằng cách áp dụng mô hình hồi quy phương pháp bình phương nhỏ nhất (POLS), mô hình hiệu ứng cố định (FEM), và mô hình bình phương tối thiểu tổng quát khả thi (FGLS). Kết quả cho thấy thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ cản trở sự đổi mới, trong khi các biến kiểm soát, bao gồm chỉ số phát triển con người và chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển, cho thấy tác động tích cực đến sự đổi mới. Chúng tôi đưa ra một số gợi ý thực tiễn cho các nhà hoạch định chính sách nhằm quản lý hệ thống đổi mới sáng tạo tốt hơn.
Từ khoá: Đổi mới sáng tạo, thuế doanh nghiệp, chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển, chỉ số phát triển con người, các nước có thu nhập trung bình cao
Abstract
While recent literature mainly focuses on developed economies and examining the effects of corporate taxes on the number of patents or R&D expenditures, we attempt to use a comprehensive index measuring the overall innovation at the country level. This paper conducts an empirical study on the impact of corporate tax in promoting innovation in 11 upper-middle-income countries from 2011 to 2021, by applying Pooled Ordinary Least Squares regression model (POLS), Fixed Effects Model (FEM), and Feasible Generalized Least Squares (FGLS). The result suggests that the corporate income tax rate will hinder innovation while control variables, including the human development index and research and development expenditure, revealed a positive effect on innovation. Following the investigation, we expose several practical implications for policymakers for better management of the innovation system.
Keywords: Innovation, Corporate taxes, R&D expenditure, Human Development Index, Upper middle-income countries.