TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ MÔI TRƯỜNG ĐẾN ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ XANH: BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TỪ CÁC QUỐC GIA CÓ THU NHẬP TRUNG BÌNH

0
483

Lê Phương Linh, Lê Thị Phương Thảo, Nguyễn Hà Thanh, Đỗ Phương Linh
Sinh viên K60 CLC Kinh tế đối ngoại – Viện Kinh tế & Kinh doanh quốc tế
Trường Đại học Ngoại Thương, Hà Nội, Việt Nam

Nguyễn Thu Hằng
Giảng viên Viện Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế
Trường Đại học Ngoại Thương, Hà Nội, Việt Nam

Tóm tắt
Nhiều nghiên cứu đã tìm hiểu tác động của thuế môi trường đối với việc đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế và giảm thiểu suy thoái môi trường ở các quốc gia. Tuy nhiên, số lượng các nghiên cứu điều tra vai trò của thuế môi trường trong việc thúc đẩy đổi mới công nghệ xanh còn hạn chế. Bài báo này được đề xuất với mục tiêu giải quyết khoảng trống này, thông qua việc xác định tác động của thuế môi trường đối với đổi mới công nghệ xanh ở 13 quốc gia có thu nhập trung bình trong khoảng thời gian từ 2000 đến 2020, sử dụng mô hình Độ trễ Phân phối Tự động theo Nhóm Trung bình Gộp (PMG-ARDL). Để kiểm tra độ tin cậy của mô hình PMG-ARDL, hai phương pháp thay thế là FMOLS và DOLS cũng được sử dụng. Kết quả cho thấy thuế môi trường có tác động tích cực đến đổi mới công nghệ về môi trường trong dài hạn; ví dụ, mức thuế tăng 1% có thể thúc đẩy 0,621% tăng trưởng trong đổi mới công nghệ xanh ở các nước thu nhập trung bình. Tuy nhiên, kết quả trong ngắn hạn cho thấy tác động tiêu cực giống với nhận định của giả thuyết Porter. Cuối cùng, nghiên cứu cũng đưa ra một số kiến nghị cho việc xây dựng và thực hiện các chính sách thuế môi trường sao cho phù hợp để thúc đẩy quá trình chuyển đổi công nghệ xanh và hướng tới đạt được sự phát triển bền vững ở các nước thu nhập trung bình.
Từ khóa: Tác động của thuế, Phát triển kinh tế, Thuế môi trường, Đổi mới công nghệ môi trường.

Abstract
Several studies have delved into the efficacy of environmental taxes in achieving economic development goals and reducing environmental degradation in countries. However, scant attention has been directed towards investigating the role of environmental taxes on fostering environmental technological innovation. This study aims to address this gap by meticulously examining the impacts of environmental taxation on environmental-related technological innovation across a selection of 13 middle-income countries spanning the years 2000 to 2020, employing the Pooled Mean Group-Autoregressive Distributed Lag (PMG-ARDL) approach. For robustness check of the PMG-ARDL model, two alternative approaches, namely FMOLS and DOLS are also employed. The results reveal that environmental taxation has a significant positive long run impact on the technological innovation in the field of environment; for example, a 1% increase in the level of taxation could stimulate 0.621% growth in the green technological innovation of middle-income countries, implementing the PMG. However, the short-run results indicate an adverse impact, supporting the Porter hypothesis. The study offers some important recommendations for designing and implementing appropriate environmental tax policies to promote the transition to green technology and to achieve sustainable development in middle-income countries.
Keywords: Tax impact, Environmental taxes, Environmental-related technological innovation, middle-income countries.

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments