TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG NỀN TẢNG LOWCODE – NOCODE ĐẾN HIỆU SUẤT LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG KỶ NGUYÊN TRÍ TUỆ NHÂN TẠO: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

0
401

Nguyễn Phúc Phi, Hồ Trần Như Mai, Mai Trần Phương Nghi, Lê Hiếu Ngân, Võ Thị Quỳnh Nhi
Sinh viên K62 Kinh tế đối ngoại
Trường Đại học Ngoại Thương Cơ sở II tại TP. Hồ Chí Minh

Lý Ngọc Yến Nhi, Đào Quốc Phương
Giảng viên cơ sở II
Trường Đại học Ngoại Thương Cơ sở II tại TP. Hồ Chí Minh

Tóm tắt
Trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng phát triển, nền tảng Low-Code/No-Code (LCNC) đang được xem là công cụ hỗ trợ quan trọng trong việc nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên tại các doanh nghiệp. Thông qua tìm hiểu, đánh giá các nghiên cứu liên quan, nhóm tác giả đề xuất mô hình lý thuyết để phân tích tác động của việc sử dụng LCNC đến hiệu suất làm việc của nhân viên tại các doanh nghiệp tại Việt Nam. Nghiên cứu này tập trung vào vai trò trung gian của hành vi sử dụng và sự hài lòng, đồng thời xem xét vai trò điều tiết của các yếu tố như sự bền bỉ trong môi trường làm việc. Mô hình nghiên cứu này là tiền đề để nhóm tác giả tiến hành các bước tiếp theo nhằm kiểm định mô hình và đưa ra các đề xuất, kiến nghị về vấn đề trên cơ sở các kết quả nghiên cứu.
Từ khóa: Low-Code, No-Code, chuyển đổi số, hiệu suất làm việc, sự bền bỉ, mô hình nghiên cứu.

Abstract
In the context of the ever-changing era of artificial intelligence (AI), Low-Code/No-Code (LCNC) platforms are increasingly regarded as critical tools for enhancing employees’ performance in enterprises. Through reviewing and evaluating related studies, the authors propose a theoretical model to analyze the impact of using LCNC on employee performance in Vietnamese enterprises, focusing on the mediating roles of usage behavior and satisfaction. Additionally, the study examines the moderating roles of resilience in working conditions. This research model serves as a foundation for the authors to conduct subsequent steps to validate the model and provide recommendations based on research findings.
Keywords: Low-Code, No-Code, digital transformation, performance effectiveness, research model.

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments