Ngô Thị Mỹ Duyên, Lê Quỳnh Song Minh
Sinh viên K62 – Logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Trường Đại học Ngoại thương, Cơ sở II tại TP. HCM, Việt Nam
Nguyễn Phạm Hồng Yến, Nguyễn Cao Minh Nguyệt, Nguyễn Đinh Phương Thảo
Sinh viên K62 – Quản trị kinh doanh quốc tế
Trường Đại học Ngoại thương, Cơ sở II tại TP. HCM, Việt Nam
Thái Văn Thơ
Giảng viên Cơ sở II
Trường Đại học Ngoại thương, Cơ sở II tại TP. HCM, Việt Nam
Abstract
At the intersection of South and Southeast Asia, the Mekong subregion is a region with enormous potential with vibrant economies and historical linkages. There are many cooperative mechanisms in this subregion with the view to support the sustainable growth of riparian countries along the Mekong River such as Greater Mekong Subregion (GMS), Mekong River Commission (MRC), and so on. The Mekong-Lancang collaboration (LMC) which will be profoundly investigated in this paper, has become a notable framework in recent years. This paper examines insights into some of the accomplishments and limitations of this mechanism focusing on two priority areas: economic exchange and trade, and water resource management based on the conceptual framework of minilateralism, sub-regional cooperation and international regimes. By combining historical research methods, logical methods, analysis and synthesis research methods to analyze official documents, meeting minutes, plans, proposals of the Mekong-Lancang Cooperation mechanism and published studies, articles, and speeches by domestic and foreign scholars, national politicians; this study contributes to clarifying the current situation of the Mekong-Lancang Cooperation mechanism. In addition, the study also provides recommendations to further promote the development of the Mekong-Lancang Cooperation mechanism towards equitable economic growth and sustainable water resources governance.
Keywords: Mekong-Lancang cooperation, economic trade and exchange, achievements, limitations, water resource management.
Tóm tắt
Tiểu vùng sông Mê Kông nằm tại điểm giao giữa Nam Á và Đông Nam Á, là một khu vực có tiềm năng lớn với nền kinh tế năng động và các mối liên kết lịch sử. Với mục đích hỗ trợ tăng cường tính bền vững của các quốc gia ven sông dọc theo Sông Mê Kông, nhiều cơ chế hợp tác đã ra đời trong tiểu vùng này như Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS), Ủy hội sông Mê Kông (MRC), v.v. Trong đó, Hợp tác Mê Kông-Lancang (LMC) – một trong những cơ chế đáng chú ý nhất trong những năm gần đây sẽ được nghiên cứu một cách sâu sắc trong bài báo này. Bài báo này nghiên cứu về một số thành tựu và hạn chế của cơ chế này tập trung vào hai lĩnh vực ưu tiên: trao đổi kinh tế và thương mại, và quản lý tài nguyên nước, dựa trên cơ sở các khái niệm liên quan như hợp tác tiểu đa phương, hợp tác tiểu vùng và hợp tác nhóm quốc tế. Bằng cách sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu lịch sử, phương pháp lô-gic cùng phương pháp nghiên cứu tổng hợp và phân tích các tài liệu chính thống, biên bản họp, kế hoạch, đề xuất của cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương và các nghiên cứu, bài báo, bài phát biểu đã được công bố của các học giả, chính trị gia trong và ngoài nước, nghiên cứu này cũng góp phần phân tích làm rõ thực trạng về cơ chế Hợp tác Mekong – Lan Thương. Ngoài ra, nghiên cứu cũng đưa ra các khuyến nghị để thúc đẩy phát triển hơn nữa cơ chế Hợp tác Mekong – Lan Thương nhằm hướng đến sự tăng trưởng kinh tế công bằng và quản trị tài nguyên nước bền vững.
Keywords: Hợp tác Mekong- Lancang, thành tựu, hạn chế, trao đổi kinh tế và thương mại, quản lý tài nguyên nguồn nước.