ẢNH HƯỞNG CỦA THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VỚI BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP TẠI CÁC QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN Ở CHÂU Á TỪ NĂM 2013 ĐẾN 2022

0
31

Ngô Hoàng Phương, Bùi Như Quỳnh, Khổng Thu Trang
Sinh viên K61 CLC Kinh doanh quốc tế – Viện Kinh tế & Kinh doanh quốc tế
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Nguyễn Thu Hằng
Giảng viên Viện Kinh tế & Kinh doanh quốc tế
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Tóm tắt
Nghiên cứu kinh tế hiện nay đưa ra nhiều cách giải thích về sự gia tăng bất bình đẳng thu nhập tại một số quốc gia. Trong đó, ngày càng có nhiều học giả phân tích vai trò của thuế giá trị gia tăng (VAT). Nghiên cứu này đóng góp vào khoảng trống lý thuyết bằng cách phân tích mối quan hệ giữa thuế VAT và bất bình đẳng thu nhập tại các nước đang phát triển ở châu Á giai đoạn 2013 đến 2022. Để xác định tác động của tính lũy tiến trong thuế VAT, nghiên cứu kiểm soát nhiều biến số liên quan. Kết quả cho thấy mối tương quan nghịch có ý nghĩa thống kê giữa mức độ lũy tiến của VAT và bất bình đẳng thu nhập. Phát hiện này bổ sung cơ sở lý luận hiện có thông qua phương pháp định lượng, cung cấp góc nhìn cho giới nghiên cứu và nhà hoạch định chính sách. Nghiên cứu đề xuất rằng các cơ quan thuế cần cân nhắc yếu tố lũy tiến của VAT nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế, thúc đẩy tuân thủ thuế và giảm bất bình đẳng xã hội.
Từ khoá: các quốc gia Châu Á đang phát triển, bất bình đẳng thu nhập, thuế giá trị gia tăng (VAT).

Abstract
Income inequality remains a significant challenge in many Asia developing countries, where tax policies play a crucial role in shaping economic disparities. Among various tax measures, value added tax (VAT) has been the focus of ongoing discussion due to its potential regressive effects, placing a heavier burden on lower-income households while benefiting higher-income groups. This study examines the relationship between VAT and income inequality in a selection of Asia developing countries from 2013 to 2022. Using a data-driven approach and accounting for various influencing factors, this research aims to better understand how VAT progressivity affects income disparity. The findings show a clear negative relationship between VAT progressivity and income inequality, suggesting that a more progressive VAT system may help reduce income gaps. This study builds on existing research by providing a broader perspective on the long-term impact of VAT policies within the economic context of Asia developing countries. Hence, the results offer practical insights for policymakers in improving tax structures to enhance efficiency, ensure fairer revenue distribution, and address income inequality more effectively.
Keywords: Asia developing countries, income inequality, value added tax (VAT).

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments