KIẾN NGHỊ XÂY DỰNG HÀNH LANG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NHẰM THÚC ĐẨY, PHÁT TRIỂN KHỞI NGHIỆP XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM

0
579

Bùi Vi Hoa , Trần Hồng Giang, Lê Vũ Huy
Sinh viên K59 Kinh tế đối ngoại – Viện Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Mai Thị Chúc Hạnh
Giảng viên Khoa Luật
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Tóm tắt
Những năm gần đây, doanh nghiệp xã hội (DNXH) tại Việt Nam đang ngày càng được Nhà nước quan tâm, khuyến khích phát triển bởi DNXH không chỉ tạo ra giá trị kinh tế mà còn là một phương thức giải quyết các vấn đề xã hội một cách bền vững. Luật Doanh nghiệp 2014 đã xây dựng cơ bản hành lang pháp lý về DNXH tại Việt Nam và sau khi luật Doanh nghiệp 2020 được ban hành đã làm rõ thêm một số vấn đề về DNXH. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều bất cập như: chúng ta vẫn chưa có một chế định pháp luật riêng biệt về DNXH mà chỉ đang dừng lại ở việc làm rõ thêm một số vấn đề; các chế độ, chính sách ưu đãi cho DNXH (ví dụ: chính sách về thuế, vốn đầu tư, đất đai,…) vẫn thuộc về những ưu đãi, chính sách chung và dù đã có quy định ưu tiên nhưng những quy định đó không phải đặc thù. Những bất cập đó dẫn đến một thực trạng là mặc dù thực tế Việt Nam có hơn 1000 doanh nghiệp hoạt động dưới hình thức DNXH (theo thống kê của Hội đồng Anh vào năm 2016) nhưng đến năm 2020, số DNXH thực sự được công nhận chỉ có hơn 200 doanh nghiệp. Chính vì vậy, nhóm chúng tôi quyết định thực hiện đề tài này nhằm kiến nghị một số biện pháp để giải quyết những mặt hạn chế nhằm thúc đẩy phát triển khởi nghiệp xã hội ở Việt Nam trong tương lai.
Từ khóa: Doanh nghiệp xã hội, Hành lang pháp lý, Khởi nghiệp xã hội

Abstract
In recent years, social enterprises in Vietnam are increasingly interested and encouraged by the State to develop because they not only create economic value but also are a mode of solving social problems in a sustainable way. The Enterprise Law 2014 has basically built the legal framework for social enterprises in Vietnam and after the Enterprise Law 2020 was promulgated, it has clarified more issues about them. However, there are still many shortcomings as the Enterprise Law 2020 has only elucidated some questions but has not yet been regulated into a separate legal institution on this kind of enterprises. Additionally, incentive regimes and policies for these enterprises are still general preferences and policies; and although there are priority provisions, they are unspecific (for instance, policies on tax and land, incentives on investment, etc.). These inadequacies lead to the fact that even though Vietnam has more than 1,000 businesses operating in the manner of social enterprises according to the British Council’s statistics in 2016, there are merely more than 200 social enterprises actually recognized in Vietnam by 2020. Therefore, our group decided to carry out this topic to propose some solutions to remove limitations in order to promote the development of social entrepreneurship in Vietnam in the future.
Key words: Social enterprise, legal corridor, social entrepreneurship

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments