ẢNH HƯỞNG CỦA NHẬN THỨC GIÁ TRỊ, NHẬN THỨC RỦI RO TỚI Ý ĐỊNH TIÊU DÙNG THỰC PHẨM HỮU CƠ TẠI VIỆT NAM

0
805

Phạm Thị Hà
Sinh viên K60 Quản trị kinh doanh – Khoa Quản trị kinh doanh
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Đặng Thị Hằng
Sinh viên K60 Kế toán Kiểm toán – Khoa Kế toán Kiểm toán
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Nguyễn Thị Xuân Mùi
Sinh viên K60 Tài chính quốc tế – Khoa Tài chính ngân hàng
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Thân Thị Thu Phương
Sinh viên K60 CLC Tiếng Trung thương mại – Khoa Ngôn ngữ Trung Quốc
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Nguyễn Hoài Nam
Sinh viên K56 Quản trị kinh doanh – Khoa Quản trị kinh doanh
Trường Đại học Thương Mại, Hà Nội, Việt Nam

Phan Thị Thu Hiền
Giảng viên Khoa Kế toán Kiểm toán
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Tóm tắt
Dữ liệu được thu thập từ 206 người tiêu dùng chủ yếu trên địa bàn Hà Nội nhằm chỉ ra ảnh hưởng của nhận thức giá trị, nhận thức rủi ro tới ý định tiêu dùng thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng Việt Nam. Bằng phương pháp PLS-SEM, ảnh hưởng tích cực của nhận thức giá trị và ảnh hưởng tiêu cực của nhận thức rủi ro tới ý định tiêu dùng thực phẩm hữu cơ của người dân đã được chỉ ra. Trên thực tế, khi người tiêu dùng nhận thức được những giá trị mà việc tiêu dùng thực phẩm hữu cơ đem lại là tốt cho bản thân, gia đình, ý định tiêu dùng loại thực phẩm này của họ sẽ càng được nâng cao. Ngược lại, nếu họ nhận thấy được những rủi ro của các loại thực phẩm hữu cơ, ý định tiêu dùng của họ sẽ bị suy giảm. Bên cạnh đó, vai trò điều tiết của biến Xu hướng cũng được tìm ra trong nghiên cứu này. Khi tiêu dùng thực phẩm hữu cơ trở nên phổ biến, ý định tiêu dùng thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng cũng sẽ được nâng cao. Dựa trên kết quả nghiên cứu, các doanh nghiệp thực phẩm có thể tham khảo để đưa ra những định hướng mới trong tương lai hoặc các nhà nghiên cứu sau có thể nghiên cứu lặp lại để kiểm tra kết quả nghiên cứu.
Từ khóa: Lý thuyết xác nhận kỳ vọng, nhận thức giá trị, nhận thức rủi ro, thực phẩm hữu cơ, ý định tiêu dùng.

Abstract
This study aims to identify impact of perceived value, perceived risk on purchase intention of organic food of Vietnamese consumers. Data is obtained from 206 consumers, especially in Ha Noi. The reliability of measures and model testing were tested by using Cronbach’s Alpha coefficient, measurement model, and structural model. Based on PLS-SEM method, positive impact of perceived value and negative impact of perceived risk on intention of organic food consumption of Vietnamese consumers is found through expectation, confirmation and satisfaction. In fact, if consumers realize values of organic food consumption for themselves and their families, intention of organic food consumption will be increased. In contratry, if consumers realize risks from organic food consumption, intention of organic food consumption will be decreased. In addition, a moderating role of trend is also found in this study. With the popularization of organic food consumption, consumers’ intention to consume organic food will also increase. Finally, food companies can use research’s results to determine their new strategy in the future, or researchers can re-study to verify the research’s results.
Keywords: expectation – confirmation theory, organic food, perceived value, perceived risk, purchase intention.

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments