Phạm Thị Lê , Nguyễn Thu Thủy, Nguyễn Thị Thu Uyên, Mã Thanh Thảo, Nguyễn Thị Ngọc Ánh
Sinh viên K60 Kinh tế đối ngoại – Viện Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam
Trần Thị Ánh
Sinh viên K59 Kinh tế quốc tế – Khoa Kinh tế quốc tế
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam
Lê Huyền Trang
Giảng viên Khoa Kinh tế quốc tế
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt
Sự gia tăng lượng phát thải khí CO2 từ quá trình tăng trưởng kinh tế và nền công nghiệp hóa toàn cầu đang là vấn đề đáng quan ngại tại nhiều quốc gia trên thế giới, gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường và cuộc sống con người. Điều này đã đặt ra thách thức lớn cho các quốc gia về mục tiêu theo đuổi phát triển kinh tế, đồng thời giảm thấp nhất mức ô nhiễm khí CO2. Đứng trước thực tế này, nhóm đã thực hiện bài nghiên cứu bằng việc thu thập, phân tích với dữ liệu tại 29 quốc gia châu Á trong giai đoạn 2000 – 2014 được lấy từ báo cáo Các chỉ số phát triển thế giới (World Development Indicators – WDI) của Ngân hàng Thế giới (WB). Kết quả từ nghiên cứu cho thấy, tăng trưởng kinh tế thông qua quy mô dân số, chỉ số vốn đầu từ nước ngoài (FDI), mức sử dụng năng lượng làm tăng lượng phát thải CO2. Tuy nhiên, sự gia tăng diện tích rừng góp phần làm giảm việc phát thải ở các quốc gia châu Á trong giai đoạn nghiên cứu.
Từ khóa: tăng trưởng kinh tế, khí thải CO2, khí nhà kính, châu Á.
Abstract
The increasing amount of CO2 emissions from economic growth and global industrialization is a concerning issue in many countries around the world, negatively impacting the environment and human life. This poses a significant challenge for countries pursuing economic development while minimizing CO2 pollution. In light of this reality, a group conducted a study by collecting and analyzing data from 29 Asian countries during the period of 2000-2014, taken from the World Development Indicators (WDI) report of the World Bank. The results of the study showed that economic growth through population scale, foreign direct investment (FDI), and energy use increased CO2 emissions. However, the increase in forest area contributed to reducing emissions in the studied Asian countries.
Keywords: economic growth, CO2 emissions, greenhouse gassed, Asia