CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH LỰA CHỌN ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH BỀN VỮNG CỦA DU KHÁCH VIỆT NAM

0
1353

Hoàng Minh Hiển , Nguyễn Thị Nga Anh, Lê Nguyệt Hằng, Nguyễn Phương Anh
Sinh viên K60 CTTT Quản trị kinh doanh – Khoa Quản trị kinh doanh quốc tế
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Phạm Thị Mỹ Dung
Giảng viên Khoa Quản trị kinh doanh
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Tóm tắt
Bài nghiên cứu xem xét các yếu tố có ảnh hưởng đến ý định của du khách Việt Nam trong việc lựa chọn điểm đến du lịch bền vững với vai trò trung gian của các chuẩn mực cá nhân và dưới ảnh hưởng của các hành vi hoạch định. Các hành vi hoạch định bao gồm: thái độ, nhận thức kiểm soát hành vi, chuẩn mực chủ quan. Các hành vi này cùng vai trò của hình thức truyền miệng trên nền tảng điện tử (e-Word of Mouth – eWOM) được thêm vào mô hình nghiên cứu để nâng cao khả năng dự đoán lựa chọn điểm đến du lịch. Dữ liệu được thu thập từ 749 người, chủ yếu tập trung ở độ tuổi dưới 21 tuổi và đã có trải nghiệm du lịch tại các điểm đến ở Việt Nam. Nhóm tác giả sử dụng phương pháp mô hình phương trình cấu trúc tuyến tính riêng phần (PLS-SEM) để phân tích dữ liệu. Kết quả của nghiên cứu này đã chỉ ra rằng chuẩn mực cá nhân đóng vai trò là một nhân tố trung gian để tối đa hoá tác động của chuẩn mực chủ quan lên biến phụ thuộc ý định hành vi. Tuy nhiên, eWOM lại không có tác động đến ý định lựa chọn địa điểm du lịch bền vững của người dân Việt Nam.
Từ khoá: địa điểm du lịch bền vững, thuyết hành vi hoạch định, thuyết hành vi hoạch định mở rộng, eWOM

Abstract
This study examines the factors influencing the intention of Vietnamese citizens to choose sustainable tourism destinations. The authors utilize the theory of planned behavior, which includes attitude toward behavior, perceived behavioral control, and subjective norms. Additionally, a mediating variable of the personal norm and an independent variable of eWOM (electronic word-of-mouth) are added to the research model. Data is collected from 749 individuals, primarily focusing on young age groups (under 21 years old), who have visited sustainable tourism destinations in Vietnam at least once. The authors employ the partial least squares structural equation modeling (PLS-SEM) method to analyze the data. The results of this study indicate that personal norm plays a role as a mediating factor in maximizing the impact of subjective norms on the dependent variable of behavioral intention. Furthermore, eWOM does not impact Vietnamese citizens’ intention to choose sustainable tourism destinations.
Keywords: sustainable tourism destination, theory-planned behavior, extended theory-planned behavior, eWOM

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments