Nguyễn Yến Nhi , Đặng Trần Việt Hoa, Phạm Thị Hồng Thuý, Nguyễn Diệp Anh, Ma Thị Nhung
Sinh viên K60 Kinh tế quốc tế, Khoa Kinh tế quốc tế
Trường Đại học Ngoại Thương, Hà Nội, Việt Nam
Vũ Thị Phương Mai
Giảng viên Khoa Kinh tế quốc tế
Trường Đại học Ngoại Thương, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt
Mục đích nghiên cứu này là phân tích tác động của tăng trưởng kinh tế, tiêu thụ năng lượng bình quân, đầu tư trực tiếp nước ngoài, quy mô dân số, sức chứa sinh thái và chất lượng thể chế đến dấu chân sinh thái ở 34 quốc gia có thu nhập trung bình tại châu Á giai đoạn 2012 – 2018 bằng dữ liệu bảng. Theo đó, tăng trưởng kinh tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài, sức chứa sinh thái và chất lượng thể chế có tác động tích cực đến dấu chân sinh thái cả trong ngắn hạn. Tuy nhiên, kết quả thực nghiệm cũng chỉ ra tăng dân số sẽ làm cải thiện môi trường và dù tiêu thụ năng lượng bình quân đầu người tăng nhưng không làm tình trạng môi trường trở nên trầm trọng hơn. Kết quả thực nghiệm cung cấp bằng chứng trong hoạch định các chính sách kinh tế chung của cả khu vực và củng cố niềm tin cho các chính phủ trong việc thúc đẩy các giải pháp duy trì sự cân bằng sinh thái.
Từ khoá: Dấu chân sinh thái, các nhân tố vĩ mô, thu nhập trung bình
Abstract
This study aims to analyze the impact of economic growth, energy consumption per capita, foreign direct investment, population, biocapacity, and regulatory quality on the ecological footprint in 34 middle-income Asian countries from 2012 to 2018 using panel data. Economic growth, foreign direct investment, biocapacity, and regulatory quality positively impact the ecological footprint in the short term. However, the experimental results also show that population growth will improve the environment, and although average energy consumption per capita increases, it does not worsen the environmental situation results provide evidence for the formulation of general economic policies for the region and reinforce the confidence of governments in promoting solutions for maintaining ecological balance.
Keywords: Ecological footprint, microeconomic factors, middle income