Bùi Minh Quân, Nguyễn Thị Mỹ Tâm, Phạm Phương Thảo, Phan Minh Tuệ
Sinh viên K59 – CLC5 Kinh tế đối ngoại
Trường Đại học Ngoại thương Cơ sở II, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
Trần Thanh Tâm
Giảng viên Cơ sở II
Trường Đại học Ngoại thương Cơ sở II, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tóm tắt
Việc xuất hiện lồng ghép yếu tố về quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) trong hàng hóa hữu hình làm tăng nguy cơ xảy ra vi phạm trong hoạt động thương mại. Nhằm đảm bảo tính hiệu quả của hoạt động thương mại, quyền của Bên mua và trách nhiệm của Bên bán cần được xác định rõ trong các trường hợp vi phạm quyền SHTT. Bài nghiên cứu tập trung phân tích pháp luật liên quan đến bảo vệ quyền SHTT tại Việt Nam, một quốc gia đang phát triển với ít quy định xung quanh bảo vệ quyền SHTT, đã tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do và các hiệp định quốc tế khác với các yêu cầu nhiều hơn trong việc tăng cường bảo vệ quyền SHTT trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Bài nghiên cứu nhằm mục đích giải thích xâm phạm quyền SHTT trong mua bán hàng hóa quốc tế, phân tích hướng giải quyết của pháp luật Việt Nam đối với các vấn đề liên quan đến SHTT trong mua bán hàng hóa quốc tế. Bài viết đồng thời so sánh giữa luật pháp Việt Nam và Công ước Liên Hợp Quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nhằm đưa ra những thiếu sót của Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy trách nhiệm chung của Bên bán đối với quyền SHTT của bên thứ ba đối với hàng hóa tương đối giống nhau, với một số khác biệt về mức độ trách nhiệm pháp lý của Bên bán. Ngược lại, các chế tài thương mại của Bên mua có nhiều sự khác nhau khi luật pháp trong nước đưa ra một số chế tài khác cho các trường hợp vi phạm và các yêu cầu khác về mức độ thông tin cho cả hai bên trong hợp đồng để tránh nhầm lẫn và tranh chấp trong tương lai.
Từ khóa: CISG, Việt Nam, sở hữu trí tuệ, mua bán hàng hóa quốc tế, trách nhiệm của bên bán
Abstract
The widespread integration of Intellectual Property Rights (IPRs) in tangible goods has heightened the vulnerability to IPR infringement in commercial activities. To ensure the efficiency of such activities, the rights of buyers and the liabilities of sellers in cases of IPR infringement must be clearly defined. This paper seeks to examine the intellectual property (IP)-related legislation in Vietnam, a developing country with comparatively fewer regulations on IPRs, having entered various Free Trade Agreements and international agreements that necessitate substantial efforts to fortify IPR protection in the context of international integration. The paper aims to demonstrate how IPRs can be infringed in the international sales of goods context, comprehensively analyzing how Vietnamese law addresses IP-related issues in international sales. Additionally, a parallel comparison between Vietnamese law and the United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods is conducted to identify deficiencies in the former. The research findings reveal that the general liability of sellers for third-party IPRs is mostly similar, with some notable differences in the extent of seller liability. However, buyer’s remedies exhibit the most divergences, with domestic law offering different remedies in case of infringement and introducing knowledge requirements for both contractual parties to avoid confusion and future disputes.
Keywords: CISG, Vietnam, intellectual property, international sale of goods, seller’s liability