PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH EVFTA ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GIÀY DÉP CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU

0
736

Vũ Yến Phương, Nguyễn Thị Thu Dương, Đoàn Thu Nguyệt
Sinh viên K61 CLC Kinh tế đối ngoại – Viện Kinh tế & Kinh doanh quốc tế
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Nguyễn Ngọc Trâm
Sinh viên K61 CLC Tiếng Anh thương mại – Khoa Tiếng Anh thương mại
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Vũ Hoàng Tú
Sinh viên K61 CLC Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng – Viện KT & KDQT
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Vũ Huyền Phương
Giảng viên Viện Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Tóm tắt
Kể từ khi Hiệp định Thương mại Tự do Liên minh Châu Âu-Việt Nam (EVFTA) có hiệu lực vào năm 2020, thương mại giữa Việt Nam và EU đã tăng mạnh. Năm 2022, tổng kim ngạch thương mại đạt mức kỷ lục 62,24 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm 2021. Đáng chú ý, xuất khẩu của Việt Nam sang EU đã tăng nhanh hơn, đạt 46,8 tỷ USD, tăng 16,7% so với năm trước (Bảo Thoa, 2023). EVFTA đã mang lại lợi ích cho nhiều sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm may mặc và giày dép. Thuế suất xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang các nước EU cũng đã được bắt đầu rõ ràng sau khi hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực vào ngày 1 tháng 8 năm 2020. Tuy nhiên, cùng với nhiều cơ hội, xuất khẩu giày dép của Việt Nam vẫn phải đối mặt với một số khó khăn và thách thức, chẳng hạn như các tiêu chuẩn của EU, hàng rào phi thuế quan, tình hình kinh tế thế giới không ổn định vào năm 2023,… Bài viết này nhằm phân tích sâu hơn về những thuận lợi và khó khăn mà EVFTA mang lại cho ngành giày dép xuất khẩu của Việt Nam sang các nước EU. Đồng thời, bài viết cũng sẽ đề xuất một số khuyến nghị cho các doanh nghiệp và cơ quan quản lý để giải quyết các vấn đề và tận dụng tối đa hiệp định, nhằm đạt được tiềm năng phát triển của ngành công nghiệp giày dép Việt Nam.
Từ khóa: Thị trường EU, EVFTA, Vietnam, ngành giày dép, xuất khẩu

Abstract
Since the European Union-Vietnam Free Trade Agreement (EVFTA) took effect in 2020, trade between Vietnam and the EU has surged. In 2022, total trade turnover reached a record-breaking $62.24 billion, a 9.2% increase from 2021. Notably, Vietnamese exports to the EU grew even faster, reaching USD 46.8 billion, a 16.7% increase compared to the previous year (Bảo Thoa, 2023). The EVFTA has benefited numerous products, particularly garment and footwear products. The tax on footwear exports of Vietnam to EU countries has also been started after the EVFTA agreement officially took effect on August 1, 2020. However, along with the many opportunities, Vietnamese footwear exports still have to face several difficulties and challenges, such as the EU’s high standard, non-tax barriers, the unstable worldwide economic situation in 2023,… etc. Therefore, this article aims to provide further analysis of the advantages and difficulties that the EVFTA brings to Vietnam’s footwear exports to the EU. Additionally, it also predicts challenges and proposes some recommendations for different parties to deal with the issues and to optimally exploit the agreement, achieving the footwear industry’s full potential.
Keywords: EU market, EVFTA, Vietnam, footwear, export.

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments