TINH THẦN KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KINH TẾ: ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC

0
1874

Nguyễn Trang Anh[1], Nguyễn Hương Giang, Phùng Trang Linh, Đỗ Hoàng Phương Nhi

Sinh viên CTTT KT – K57 – Viện KT & KDQT

Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Nguyễn Thị Hải Yến

Giảng viên Khoa Kinh tế Quốc tế

Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Tóm tắt

Những năm gần đây, khuyến khích tinh thần khởi nghiệp đã trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu của chính phủ Việt Nam bởi đó là chiến lược hiệu quả để phát triển nền kinh tế, tăng cường khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế. Dựa trên lý thuyết hành vi hoạch định, nghiên cứu tại bàn và phỏng vấn chuyên sâu mười sinh viên từ các trường kinh tế, nghiên cứu này đưa ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với sinh viên khởi nghiệp. Kết quả cho thấy thái độ tích cực, sự ủng hộ từ xã hội, cũng như nhận thức về mức độ khả thi trong việc khởi nghiệp đều là những điểm mạnh và cơ hội thúc đẩy ý định khởi nghiệp ở sinh viên. Trong khi thiếu tự tin về khả năng thành công là điểm yếu lớn nhất. Bên cạnh đó là những cơ hội từ bối cạnh như nền kinh tế ổn định, việc hội nhập, và hỗ trợ mạnh mẽ từ chính phủ và xã hội. Tuy nhiên, sinh viên cũng phải đối mặt với nhiều thách thức đặc biệt về vốn, kinh nghiệm và tâm lý chấp nhận rủi ro. Từ đó, bài nghiên cứu đưa ra những gợi ý cho sinh viên và một số đề xuất về chính sách, giáo dục nhằm thúc đẩy sinh viên khởi nghiệp.

Từ khóa: Dự định khởi nghiệp, lý thuyết hành vi hoạch định, phân tích SWOT, sinh viên khởi nghiệp.

Abstract

In recent years, entrepreneurship has become one of the top priorities of the Vietnamese government because of its benefits to the economy and the country as a whole. The purpose of this paper is to analyze strengths, weaknesses, opportunities, and challenges for students starting a business using the theory of planned behavior, desk research, and in-depth interviews with 10 students from different economic universities. The results show a positive attitude, subjective norms, and perceived behavioral control create strengths and opportunities for motivation and entrepreneurship intention in students. Meanwhile, lack of confidence is a significant obstacle. Additionally, while the context and strong support from the government and society create a favorable environment for entrepreneurship, students still have to face the problem of capital, lack of experience, and willingness to take risks. This study then suggests some practical implications for students, universities, and the government.

Keywords: Entrepreneurship intention, students’ entrepreneurship, SWOT analysis, theory of planned behavior.

[1] Tác giả liên hệ. Email: anhntrg57.hrc@gmail.com

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments