Trần Thị Việt Trinh
Sinh viên K56 Luật Thương mại quốc tế – Khoa Luật
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam
Nguyễn Minh Hằng
Giảng viên Khoa Luật
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt
Đối với các hợp đồng xây dựng có giá trị lớn và thời gian thực hiện hợp đồng kéo dài, điều cần thiết là giữ mối quan hệ hợp tác lâu dài để hai bên có thể tiếp tục hoàn thành dự án, mặc dù có xung đột, thậm chí là tranh chấp xảy ra. Do đó, khi xảy ra xung đột, điều quan trọng là cần đưa ra một giải pháp làm hài lòng các bên để có thể đi tới thỏa thuận. Ban xử lý tranh chấp trong các hợp đồng xây dựng ra đời nhằm mục tiêu đó. Ban xử lý tranh chấp thực hiện nhiệm vụ rà soát, phát hiện để xử lý các mâu thuẫn và phân xử các tranh chấp. Đặc điểm này rất phù hợp với mục tiêu của phương thức hòa giải, đưa ra giải pháp hài lòng cả hai bên, từ đó giúp giữ mối quan hệ hợp tác lâu dài. Đặc biệt trong “bối cảnh bình thường mới” các dự án xây dựng bắt đầu hoạt động trở lại tuy nhiên không thể lường trước một biến cố nào đó do “COVID 19” sẽ xảy ra gây cản trở tiến trình thực hiện hợp đồng dẫn đến các mâu thuẫn có thể phát sinh. Đề xuất chú trọng làm rõ hai vấn đề: (i) chứng minh sự phù hợp khi xây dựng Ban xử lý tranh chấp trong hợp đồng xây dựng theo phương thức hòa giải trong bối cảnh hiện nay; và (ii) đề xuất phương án xây dựng Ban xử lý tranh chấp trong hợp đồng xây dựng theo phương thức hòa giải.
Từ khóa: Ban xử lý tranh chấp, Phương thức hòa giải, Hợp đồng xây dựng
Abstract
For construction contracts of great value and length of contract execution, it is essential to keep a long-term partnership so that the project can be successfully completed, in spite of disagreements or even conflicts. Therefore, when a dispute arises, it is important to come up with a solution that can please the involved parties so that an agreement can be reached. It is the reason for the establishment of The Dispute Board in construction contracts. Dispute Board is responsible for reviewing and uncovering the contradictions as well as adjusting disputes. It is consistent with the goal of the mediation method, offering a solution that satisfies both parties, thereby helping to keep a long-term cooperative relationship. Specially, in the “new normal context “, construction projects have just started to resume their operation, but it is impossible to foresee incidents occurring due to COVID-19 that could hinder contract execution processes and lead to conflicts. The proposal focuses on clarifying two issues: (i) demonstrating why a Dispute Board should be established in the construction contract in accordance with the mediation method in the current context; and (ii) proposing a plan to develop a Dispute Board in the construction contract under the mediation method.
Keywords: Dispute Board, Mediation method, Construction contract.