CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM

0
2796

Đỗ Hoàng Phương Nhi, Đào Trang Nhung
Sinh viên CTTT Kinh tế – K57 – Viện KT & KDQT
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Nguyễn Thị Hải Yến
Giảng viên Khoa Kinh tế Quốc tế
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Tóm tắt

Hoạt động khởi nghiệp của sinh viên đóng vai trò then chốt trong quá trình hiện thực hóa tầm nhìn trở thành “quốc gia khởi nghiệp” của Việt Nam. Do đó, cần xác định các yếu tố chính tác động tới ý định khởi nghiệp của sinh viên. Tồn tại nhiều nghiên cứu về đề tài này, tuy nhiên, còn ít bài viết phân tích sâu về ảnh hưởng trực tiếp gián tiếp của giáo dục tới ý định khởi nghiệp. Để lấp đầy khoảng trống nghiên cứu, các tác giả áp dụng lý thuyết hành vi hoạch định của Ajzen và Fishbein (1980) và bổ sung biến mới là giáo dục khởi nghiệp. Bảng hỏi được phân phát trực tuyến tới sinh viên Việt Nam tại 47 trường đại học. Sau đó, 200 phản hồi hợp lệ được phân tích bằng mô hình cấu trúc tuyến tính bình phương nhỏ nhất từng phần (PLS-SEM). Kết quả cho thấy tác động tích cực của mọi nhân tố ảnh hưởng với ý định khởi nghiệp; trong đó, giáo dục tác động gián tiếp hoàn toàn thông qua hai biến trung gian thái độ và nhận thức kiểm soát hành vi. Từ đó, nghiên cứu đề xuất phương hướng hành động cho sinh viên, trường đại học, chính phủ và xã hội.

Từ khóa: Giáo dục khởi nghiệp, ý định khởi nghiệp, sinh viên khởi nghiệp, lý thuyết hành vi hoạch định

Abstract

Students’ entrepreneurial activities play a pivotal role in helping Vietnam accomplish the vision of becoming a “start-up nation.” Therefore, it is necessary to identify key factors affecting the graduates’ intention to start their own businesses. There has been vast literature on this topic; however, few studies have closely analyzed the direct and indirect impact of education on entrepreneurial intention. By employing the theory of planned behavior proposed by Ajzen and Fishbein (1980) with the addition of entrepreneurial education as a new variable, this paper attempted to fill this research gap. An online questionnaire was distributed to Vietnamese students in 47 universities and received 200 valid responses, which were then analyzed with the PLS-SEM method. The results revealed positive relationships between all antecedents and students’ intention to start up, with the impact of education fully mediated by attitude and perceived behavioral control. Practical implications and suggestions for different stakeholders, namely students, universities, the government and the society, were subsequently offered.

Keywords: Entrepreneurial education, entrepreneurial intention, students’ entrepreneurship, theory of planned behavior.

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments