XÂY DỰNG KHUNG LÝ THUYẾT VỀ MỐI QUAN HỆ CỦA VỐN XÃ HỘI, SỰ HỢP TÁC VÀ KHẢ NĂNG PHỤC HỒI CỦA CHUỖI CUNG ỨNG

0
946

Đỗ Thị Hà Tú, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh
Sinh viên K57 Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng- Viện Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Nguyễn Thị Bình
Giảng viên Viện Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Tóm tắt

Mục tiêu của nghiên cứu này là tìm hiểu mối liên hệ về lý thuyết từ vốn xã hội (vốn cấu trúc, nhận thức và quan hệ) và các hoạt động hợp tác của doanh nghiệp đến khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng. Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về chủ đề Khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng nhưng hầu hết tập trung phân tích trên khía cạnh các năng lực (capabilities), trong khi khía cạnh về nguồn lực (resources) để phát triển khả năng phục hồi, đặc biệt là nguồn lực xã hội được tích lũy từ mối quan hệ giữa các doanh nghiệp, bên cạnh các nguồn lực hữu hình như nguồn lực về nhân lực hay nguồn lực về tài chính, chưa được nghiên cứu thấu đáo. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy năng lực hợp tác với các đối tác đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa vốn xã hội và khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng. Nghiên cứu này dựa vào phương pháp nghiên cứu tổng hợp, phân tích, diễn giải, quy nạp, so sánh để xuất một mô hình lý thuyết về mối quan hệ giữa ba yếu tố này. Kết quả sẽ tạo tiền đề cho các nghiên cứu thực nghiệm tiếp theo.

Từ khóa: Vốn xã hội, Sự hợp tác, Khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng.

Abstract

This study aims to explore the theoretical link among social capital (structural, cognitive, and relational capital), collaboration of corporations and supply chain resilience. There has been some former research of supply chain resilience, most of which concentrate on aspects of corporate capabilities, while the aspect of the role of social resources besides labor resources or financial resources in achieving supply chain resilience is lack of thorough understanding. The methods of synthesis, analysis, induction, and comparison are applied in this study, which result in the conclusion of the intermediary role of collaboration in the relationship between social capital and supply chain resilience, expected to pave the way for further empirical research on this topic.

Keywords: social capital, collaboration, supply chain resilience.

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments