Cao Thùy Linh, Phạm Quỳnh Đan, Trần Hoài Thương
Sinh viên K60 – Kinh tế đối ngoại
Cơ sở II Trường Đại học Ngoại thương tại TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
Lưu Đoàn Anh Thi
Sinh viên K60 – Tài chính quốc tế
Cơ sở II Trường Đại học Ngoại thương tại TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
Nguyễn Ngọc Thiên Trang
Sinh viên K60CLC – Kinh tế đối ngoại
Cơ sở II Trường Đại học Ngoại thương tại TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tóm tắt
Học sinh, sinh viên là thế hệ trẻ và đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình phát triển của đất nước, vì thế, việc bồi dưỡng và dạy dỗ các em là nhiệm vụ ưu tiên của bất kỳ một quốc gia nào, bao gồm cả Việt Nam. Ngày nay, việc bồi dưỡng một mầm non không chỉ dừng lại ở khía cạnh đầu tư cho việc học tập trên trường, lớp mà còn trang bị những kỹ năng mềm, năng khiếu ca hát, hội họa,… Tuy nhiên, sự kỳ vọng quá lớn của xã hội, nhà trường và gia đình đặt lên thế hệ trẻ lại vô tình làm nảy sinh tâm lý lo lắng, sợ hãi, mệt mỏi, chán học, thậm chí là trầm cảm. Thực trạng áp lực trong học tập ngày càng gia tăng và dẫn đến những hậu quả khôn lường như sa vào tệ nạn xã hội hay tự tử. Thấu hiểu được tính cấp thiết của vấn đề, bài nghiên cứu sẽ đi sâu vào phân tích thực trạng hiện nay, nguyên nhân dẫn đến tình trạng áp lực trong học tập và đề ra các biện pháp giúp cải thiện vấn đề nhức nhối này.
Từ khóa: sinh viên, áp lực học tập, trầm cảm, hậu quả.
Abstract
Students are the young generation and play the most important role in the development of a country, so nurturing and educating them is a priority task of any country, including Viet Nam. Today, the fostering of a child does not only require the investment in learning at school but also attaining soft skills and enhancing artistic competence,… However, high expectation of society, school and family put on the young unintentionally raises the feeling of anxiety, fear, fatigue, boredom and even depression. Recently, the situation of academic pressure has worsened and led to unexpected consequences such as taking part in social evils or commiting suicide. Being aware of the urgency of this matter, this research will deeply analyse the current situation as well as causes of academic pressure and propose measures to resolve this alarming issue.
Keywords: students, academic pressure, depression, consequences.