ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM ĐẾN NĂNG LỰC TƯ DUY PHẢN BIỆN CỦA SINH VIÊN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

0
1276

Lê Thu Hằng, Niê Nguyễn Hải Vy, Lê Đàm Hồng Thọ, Nguyễn Khánh Vy, Thi Hoàng Anh
Sinh viên K60CLC1 – Quản trị kinh doanh quốc tế
Cơ sở II Trường Đại học Ngoại thương tại TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Lê Thị Xuân Sang
Giảng viên Bộ môn Khoa học Cơ bản
Cơ sở II Trường Đại học Ngoại thương tại TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Tóm tắt

Kỹ năng tư duy phản biện là một trong những kỹ năng thiết yếu, đặc biệt trong thời đại kỹ thuật số và công nghệ tân tiến, nơi hiện diện nguy cơ rằng robot sẽ thay thế con người trong môi trường làm việc. Tư duy phản biện là công cụ giúp sinh viên suy nghĩ một cách có hệ thống, đưa ra những quyết định đúng đắn, nâng cao khả năng giải quyết vấn đề và thúc đẩy sự sáng tạo. Trong khi tư duy phản biện được quan niệm là kỹ năng vốn sẵn có của các nước phương Tây, sinh viên châu Á hay sinh viên Việt Nam nói riêng thì được cho là thiếu kỹ năng quan trọng này. Mục đích của bài báo là nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa đến việc phát triển kỹ năng tư duy phản biện của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh, dựa trên khảo sát của nhóm về nhận thức của sinh viên về mối quan hệ giữa yếu tố văn hóa và kỹ năng tư duy phản biện. Cuối cùng, bài báo đính chính lại các định kiến về sự vắng mặt của tư duy phản biện ở nhóm sinh viên này, từ đó đề xuất một số cách sinh viên có thể làm để cải thiện kỹ năng tư duy phản biện.

Từ khóa: sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh, giáo dục bậc cao, tư duy phản biện, văn hóa.

 

Abstract

Critical thinking skill is one of the most indispensable skills that are required in this age of information and cutting-edge technology where there exists the fear that robots will substitute for humans in the workplace. Critical thinking gives the students tools to think constructively, make more informed decisions, enhance problem-solving skills, and promote creativity. Whereas the West is argued to have been at the forefront of humanity’s evolution and critical thinking is their implicit cultural trait, Asian students or Vietnamese students, in particular, are depicted as lacking this important skill. This article will explore the cultural factors that are responsible for Saigonese students’ critical thinking skill development based on a survey implemented on Ho Chi Minh city in quest for the awareness of students about the relationship between critical thinking skill and culture. Finally, this paper offers a rectification of the misconception that critical thinking skill is absent among this group of students, then suggests in what way a student can improve his personal critical thinking skill.

Keywords: Ho Chi Minh city students, higher education, critical thinking, culture.

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments