CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH TRỞ VỀ QUÊ HƯƠNG LÀM VIỆC CỦA SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

0
2216

Lê Thị Bích Ngọc, Nguyễn Ngọc Hiệp, Nguyễn Đức Anh Huy, Huỳnh Thị Thu Nguyệt
Sinh viên K58D – Kinh tế đối ngoại
Cơ sở II Trường Đại học Ngoại thương tại TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Nguyễn Ngọc Thảo Vy
Sinh viên K58F – Kinh tế đối ngoại
Cơ sở II Trường Đại học Ngoại thương tại TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Phạm Thị Diệp Hạnh
Giảng viên Bộ môn Kinh tế – Luật
Cơ sở II Trường Đại học Ngoại thương tại TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định trở về quê hương làm việc của sinh viên khối ngành kinh tế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Dữ liệu được thu thập thông qua một cuộc khảo sát trên 190 sinh viên kinh tế thuộc các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh, thu về 172 mẫu hợp lệ. Dựa trên số liệu phân tích bằng phần mềm IBM SPSS 20, kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính, định lượng bằng hồi quy tuyến tính, kết quả chỉ ra rằng các biến chuẩn chủ quan, tình cảm quê hương, điều kiện việc làm và thu nhập, hỗ trợ từ gia đình đều ảnh hưởng đến ý định trở về quê hương làm việc của sinh viên khối ngành kinh tế; trong đó, biến chuẩn chủ quan có ảnh hưởng lớn nhất. Từ kết quả của nghiên cứu, một số giải pháp đã được đề xuất nhằm giúp các địa phương trong việc thu hút sinh viên kinh tế trở về quê hương làm việc, giải quyết vấn đề việc làm và tình trạng mất cân đối nguồn nhân lực hiện nay.

Từ khóa: phân tích nhân tố, sinh viên, ngành kinh tế, trở về quê hương làm việc, ý định

Abstract

This study aims to analyze the factors that influence the intention of economics students in Ho Chi Minh City to work in their hometown. The data is collected from a survey on 190 economics students from many universities in Ho Chi Minh City, collecting 172 valid votes. With the data from IBM SPSS 20.0 software, the results indicated that economics students’ intention to return home to work was influenced by subjective norms, hometown love, job opportunities and expected income, family support; and the subjective norms have the greatest influence. The study then gives several recommendations, solutions for localities to attract economics students to come back to their hometown, solve employment problems and human resources imbalance.

Keyword: factor analysis, students, Economics, return to hometown to work, intention.

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments