Nguyễn Thùy Trang, Chu Thục Trinh, Phạm Thảo Vi, Lê Khánh Uyên
Sinh viên K59 Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng – Viện Kinh tế & Kinh doanh quốc tế
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam
Vũ Huyền Phương
Giảng viên Bộ môn Chính sách thương mại quốc tế – Viện Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt
Bài nghiên cứu này nhằm mục đích xem xét Hiệp định Nông nghiệp của WTO và cung cấp thông tin chi tiết về hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam đã thay đổi như thế nào sau khi áp dụng AoA. Để đạt được mục tiêu này, dữ liệu thứ cấp về hoạt động xuất khẩu gạo được thu thập từ một số nguồn và phân tích nghiêm ngặt từ năm 2007 đến năm 2021. Bằng cách phân tích mỗi năm, bài nghiên cứu nhận thấy rằng sau AoA, nhiều nước nhập khẩu đã có những chính sách ưu đãi giúp tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam, chẳng hạn như giảm thuế cho gạo Việt Nam. Những hành động này đã dẫn tới kết quả là xuất khẩu gạo của Việt Nam nhìn chung đã đạt được sự tăng trưởng và ổn định đáng kể trong suốt nhiều thập kỷ, đặc biệt trong khi đại dịch Covid – 19 đang ảnh hưởng đến thương mại quốc tế, thì những tháng đầu năm 2021 đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể của giá lúa gạo. Thông qua bài nghiên cứu này, chúng ta cũng có thể hiểu rộng hơn về những cơ hội và thách thức của hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam sau khi ký kết hiệp định AoA. Từ đó, chúng tôi đã đưa ra một số khuyến nghị đối với cả chính phủ và doanh nghiệp để họ có thể đẩy mạnh số lượng và giá trị gạo xuất khẩu.
Từ khóa: AoA, xuất khẩu gạo Việt Nam, nông nghiệp.
Abstract
This paper aims at reviewing the WTO Agreement on Agriculture and providing insights into how Vietnam’s rice export activities changed after the AoA’s application. For this purpose, secondary data of the rice export activities was collected from several sources and critically analyzed from 2007 to 2021. By dissecting each year, this paper can observe that after the AoA, many importing countries have had favorable policies that help facilitate Vietnam’s rice export activities, such as tariff reduction for Vietnamese rice. As a result of these actions, Vietnam’s rice export overall has achieved considerable growth and stability throughout the decades. Especially while the Covid-19 pandemic is taking its toll on international trade, the first few months of 2021 saw a remarkable increase in the price of rice. Through this paper, we can also gain a broader understanding of the opportunities and challenges of Vietnam’s rice export activities post-AoA. Thus, we made some recommendations to both the government and businesses with the aim to boost the quantity and value of rice exported, and to further secure the country’s position as one of the leading rice exporters in the world.
Keyword: AoA, Vietnam’s rice export, agriculture.