TỪ CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ – TRUNG TỚI SỰ DÂNG CAO CỦA CHỦ NGHĨA BẢO HỘ MẬU DỊCH THƯƠNG MẠI TRONG MỘT NỀN KINH TẾ MỞ VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ

0
878

Nguyễn Trúc Quỳnh
Sinh viên K59 CLC Kinh tế đối ngoại – Viện Kinh tế & Kinh doanh quốc tế
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Dương Anh Tú, Dương Tiến Đạt, Phạm Tiến Long
Sinh viên K59 Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng – Viện Kinh tế & Kinh doanh quốc tế
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Vũ Huyền Phương
Giảng viên Viện Kinh tế & Kinh doanh quốc tế
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Tóm tắt

Nền thương mại quốc tế những thập kỷ gần đây đang phát triển với tốc độ chóng mặt bởi những nỗ lực không ngừng nghỉ của các quốc gia để thúc đẩy tự do thương mại cũng như loại bỏ các rào cản kinh tế. Rất nhiều nước đang phát triển đã tận dụng cơ hội tăng trưởng kinh tế này, mở cửa đất nước để tăng cường giao thương và đạt được những thành quả xứng đáng. Mặc dù vậy, đi ngược lại với xu hướng tiến bộ này chính là sự gia tăng ở ngưỡng cảnh báo của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch đang lây lan trên diện rộng, và ví dụ tiêu biểu nhất chính là cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung. Bài nghiên cứu đi vào phân tích sâu các vấn đề của cuộc chiến thương thương mại giữa hai cường quốc này, bao gồm nguyên nhân, hậu quả và những biện pháp mà hai bên đã sử dụng. Từ cuộc chiến, bài viết đi tới khái quát vấn đề – sự gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch trên phạm vi toàn cầu, những hệ lụy và nguyên căn, trong đó có thể kể đến là những động thái mờ nhạt của tổ chức Thương mại Thế giới WTO – tổ chức duy nhất giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, trước sự lây lan của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch gây ra bởi cuộc chiến thương mại. Nhóm tác giả từ đó đưa ra một số đề xuất nhằm thúc đẩy quá trình tổ chức Thương mại Thế giới giải quyết với xu thế thế cạnh tranh không lành mạnh này, đồng thời có những khuyến nghị trong cả ngắn hạn và dài hạn đối với Việt Nam, một đất nước có nền kinh tế mở khi phải đứng trước làn sóng dâng cao của cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung.

Từ khóa: nền kinh tế mở, chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch thương mại, chiến tranh thương mại Mỹ – Trung.

Abstract

Recent decades have seen the rapid growth of international trade with collective efforts taken to support open trade between countries and reduce trade barriers. Many developing countries have opened their own economies to take full advantage of the opportunities for economic development through trade and have certainly obtained some rewards. However, going backward from this positive trend is the increase of the protectionist movements worldwide and the most typical illustration for this trend is the U.S. – China Trade war. By employing the analysis, synthesis, and evaluation research technique to obtain a comprehensive knowledge of the trade war between the United States and China in 2018, our study reached specific conclusions about the causes, consequences and measures taken by both sides during the trade war. Then, the research will go into detail about the global rising of protectionism and what it does to the economy as well as the causes including the World Trade Organization’s fainted reactions to the rise of protectionism in order to identify the critical issues that it must address to reclaim its position as the only organization dealing with international trade laws. And regarding Vietnam, as an open-market developing country, what measures the nation should take to expand its market in a sustainable manner, achieve fundamental growth, not only in the short run but also in the long run as well.

Keywords: globalized economy, trade protectionism, the U.S – China trade war.

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments