CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ KHI SỬ DỤNG HỢP ĐỒNG THÔNG MINH TRONG GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI VIỆT NAM

0
2157

Trần Thanh Tâm
Sinh viên K58 Kinh tế đối ngoại – Viện Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Đặng Thị Diễm Quỳnh
Sinh viên K46 Luật Quốc tế
Học viên Ngoại giao, Hà Nội, Việt Nam

Dương Thị Thu Lan
Giảng viên Khoa Luật
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Tóm tắt

Việc chuyển đổi số đối với doanh nghiệp, đặc biệt trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng ngoại thương là một yêu cầu cấp thiết để khôi phục và phát triển ngành dịch vụ Logistics khi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi lệnh cấm biên, hạn chế thương mại trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, hiện nay, tranh chấp liên quan đến giao dịch điện tử, hợp đồng thông minh rất dễ xảy ra do vẫn còn thiếu, chưa đầy đủ, chưa rõ ràng các quy định về giao kết cũng như thực hiện hợp đồng trong các nguồn Luật hiện hành ở Việt Nam. Chính điều này đã khiến nhiều doanh nghiệp lo ngại với phương thức giao kết mới trên do phải mất nhiều thời gian, tiền bạc để giải quyết khi có phát sinh tranh chấp. Chính vì vậy, bài nghiên cứu tập trung phân tích các vấn đề pháp lý và những tranh chấp liên quan đến ứng dụng hợp đồng thông minh vào giao kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ Logistics. Bên cạnh đó, nhóm tác giả cũng kiến nghị và đề xuất các giải pháp giúp hoàn thiện khung pháp lý về việc thực hiện có hiệu quả hợp đồng dịch vụ Logistics nhằm khuyến khích và thực hiện chuyển đổi số thành công trong các doanh nghiệp.

Từ khóa: Hợp đồng thông minh, Logistics, pháp luật Việt Nam, kiến nghị hoàn thiện.

 

Abstract

Digital transformation in enterprises, especially in signing and implementing foreign trade contracts, is an urgent requirement for restoring and developing the logistics industry which has been affected seriously by border trade restrictions in the context of the COVID-19 Pandemic. However, nowadays disputes relating to electronic transactions and smart contracts can easily arise due to the lack of clear regulations for the entering into and performance of contracts in current Vietnamese Law. Furthermore, to settle these disputes, it takes a lot of time and money for enterprises which leads to the discomposure to this new method of entering into contracts. Therefore, our research focuses on analyzing the legal framework and disputes relating to the application of the smart contract in the entering into and performance of Logistics services contracts in Vietnam. In addition, the authors also propose some recommendations to improve the legal framework of effectively performing Logistics services contracts and encourage the successful implementation of digital transformation in enterprises.

Keywords: Smart contracts, Logistics, Vietnamese Law, proposals for improvement.

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments