TỪ CHỐI CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI THEO CÔNG ƯỚC NEW YORK 1958 TRÊN CƠ SỞ CHÍNH SÁCH CÔNG: THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ LƯU Ý ĐỐI VỚI VIỆT NAM

0
812

Nguyễn Thị Ngọc Yến, Nguyễn Trần Phượng Uyên, Võ Nguyên Cẩm Nhung,
Tường Thị Yến Linh
Sinh viên K58, K59 Kinh tế đối ngoại
Cơ sở II Trường Đại học Ngoại thương tại TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Tóm tắt

Chính sách công là cơ sở từ chối đáng quan tâm theo Công ước New York vì nó thường được nhận định là mơ hồ và gây tranh cãi. Sau hơn 20 năm tham gia Công ước, tỷ lệ từ chối công nhận phán quyết nước ngoài hiện nay ở Việt Nam tuy đã giảm nhưng vẫn ở mức cao so với thế giới (giai đoạn 01/01/2012 đến 30/09/2019 có đến 30 đơn bị từ chối trên 83 đơn yêu cầu công nhận tương ứng với tỷ lệ 36.14%) có thể là một rào cản thu hút FDI do xu hướng trọng tài ngày càng được nhiều nước khuyến khích và quốc tế ưa chuộng. Bài viết hướng tới việc đưa ra tiêu chí cho việc áp dụng thống nhất chính sách công trong việc từ chối công nhận và cho thi hành phán quyết nước ngoài thông qua việc tổng hợp lập luận và ý kiến của các học giả khác nhau. Từ đó, đánh giá mức độ áp dụng của hai quốc gia tiêu biểu là Trung Quốc và Singapore qua các bản án để học hỏi kinh nghiệm quốc tế và đề xuất kiến nghị nhằm cải thiện tình hình công nhận và cho thi hành phán quyết  trọng tài nước ngoài tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy Trung Quốc và Singapore có mức độ áp dụng khác nhau đối với các tiêu chí. Và dù chưa thực sự đáp ứng một cách đầy đủ nhưng có thể thấy rằng, cả hai nước đều đã có những thành tựu nhất định trong trường hợp này. Việt Nam có thể học hỏi ưu điểm từ hai quốc gia trên để hoàn thiện và phát triển việc áp dụng điều V(2)(b) dựa trên các tiêu chí được nêu.

Từ khóa: Từ chối công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài, Công ước New York 1958

Abstract

Public policy is a concerned ground for refusal of the New York Convention 1958 as it is considered as unfair treatment. After more than 20 years of joining the Convention, Vietnam’s rate of refusal to recognize foreign awards has decreased but still be considered as a high rate in comparison with the world (in the period from 01/01/2012 to 30/09/2019 there are 30 refusal judgment over 83 cases with the correlative refusal rate of 36.14%) can be a barrier to FDI attraction due to the trend of arbitration being encouraged by various countries and internationally favored. The article aims to present the united criteria for application of public policy as a ground for refusal of recognition and enforcement foreign arbitral awards based on the opinions and view of various scholars. Therefore, the level of application of China and Singapore can be evaluated through practical cases, and consequently allow Vietnam to learn from the international experience and ideas can be proposed to improve the situation of foreign arbitral awards’ recognition and enforcement. The results of the article show that there are certain differences in the level of application of each criterion in Singapore and China. Although there are certain shortcomings, both countries have made achievements in this application. Vietnam can learn from the strengths of them to complete and develop the application of Article V(2)(b) based on the criteria.

Keywords: refusal to recognize and enforce foreign arbitral awards; New York Convention 1958

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments