Nguyễn Thị Giang, Đinh Thị Hồng Duyên
Sinh viên K59 Tài chính quốc tế – Khoa Tài chính ngân hàng
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam
Đặng Thu Hà
Sinh viên K59 Kinh tế quốc tế – Khoa Kinh tế quốc tế
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam
Bùi Quỳnh Trang
Sinh viên K59 CLC Kinh tế đối ngoại – Viện Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam
Doãn Thị Phương Anh
Giảng viên Khoa Kinh tế quốc tế
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid, sinh viên Hà Nội phải học tập trực tuyến và tiếp xúc nhiều hơn với các nền tảng xã hội, trong đó phải kể đến mạng xã hội TikTok. Bài nghiên cứu này nhằm mục đích làm rõ tác động của việc sử dụng nền tảng mạng xã hội TikTok lên kết quả học tập của các sinh viên được chọn trên địa bàn Hà Nội trong thời kì học và thi trực tuyến. Nhóm tác giả tiến hành khảo sát và thu được câu trả lời hợp lệ từ 441 sinh, sau đó sử dụng mô hình hồi quy OLS để điều tra mối quan hệ giữa kết quả học tập với kết quả học tập kỳ trước, thời gian sử dụng, tần suất đăng video, số lượng video sinh viên xem và thời gian tự học. Kết quả nghiên cứu cho thấy kết quả học tập kỳ trước có ảnh hưởng mạnh nhất đến kết quả học tập của sinh viên trong thời gian học trực tuyến và nếu sinh viên dành quá nhiều thời gian vào sử dụng TikTok đến mức nghiện sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập. Qua bài viết, nhóm tác giả cũng đề xuất những khuyến nghị giải pháp cho các đối tượng trong ngành giáo dục liên quan đến tận dụng mạng xã hội trong công tác sư phạm và học tập.
Từ khóa: TikTok, mạng xã hội, học tập trực tuyến, kết quả học tập.
Abstract
In the context of the Covid pandemic, Hanoi students have to study online and thus have more exposure to social platforms, including the application TikTok. This study, therefore, aims to clarify the impact of using the social networking platform TikTok on the learning outcomes of Hanoi students in Hanoi during this period. The authors conducted a survey and obtained valid answers from 441 students, then used the OLS regression model to investigate the relationship between learning outcomes and the previous semester’s study results, usage time, video posting frequency, a number of videos watched by students, and self-study time. It is deduced that the previous semester’s academic performance has the strongest influence on students’ learning outcomes, and if students spend too much time using TikTok to the point of addiction, it will exert a negative effect on academic performance. The authors also propose solutions for subjects in the education industry to take advantage of social networks in pedagogy and learning.
Keywords: TikTok, social network, online learning, academic performance.